Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc

Chương trình giáo dục trẻ mầm non có thể được so sánh giống như “mạng nhện”. Trong mạng nhện đó trẻ thể hiện hứng thú của bản thân một cách rất tự nhiên không có sự sắp đặt, các góc chơI sẽ được kết hợp một cách vô thức trong toàn bộ hoạt động của trẻ. Những giáo viên lựa chọn theo hướng luyện tập này đều cho rằng các yếu tố cấu thành nên quá trình giáo dục trẻ được kết hợp đan lại giống như một mạng nhện lành lặn không bị đứt quãng. Nếu một trong những đường nối mạng nhện bị đứt hoặc thiếu thì cũng giống như hình ảnh mạng nhện bị đứt rơI xuống, và trong quá trình giáo dục cũng vậy nếu không có các nhóm kết hợp chặt chẽ thì “tính tổng thể” sẽ bị yếu, không đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện.
Trong quá trình dạy, nội dung dạy, “dạy cáI gì” rất quan trọng đối với trẻ, và đặc biệt trong hoạt động âm nhạc và khoa học cô dạy sao trẻ sẽ tiếp thu vậy trong phạm vi hiểu biết của trẻ. Trong chương này chúng ta cùng tìm hiểu và phân loại các góc được qui định trong chương trình giáo dục trẻ. Tất nhiên sự phân loại các góc này chỉ mang tính chất”giả”(tức là trong thực tế nội dung dạy không có sự tách rời riêng rẽ rõ ràng mà nó mang tính chất liên kết phụ thuộc, trong cáI này bao hàm cáI kia). Khi truyền đạt tới trẻ , cô phảI truyền đạt theo “nguyên tắc liên quan liên kết” trong các nhóm với chủ đề, mục tiêu, nội dung cần phát triển cho trẻ. Giữ được mức cân bằng về nội dung truyền đạt trong các nhóm sẽ giúp trẻ học được nhiều kinh nghiệm phong phú, chính vì thế sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tầm quan trọng của các góc chơi. (Krough,1990,78-81)

• Góc ngôn ngữ : “Giao tiếp” là nhu cầu rất cơ bản của con người. Chính vì vậy để học cách giao tiếp tốt , có hiệu quả chúng ta cần phảI có kinh nghiệm giao tiếp đa dạng , và để có được kinh nghiệm này chúng ta cần đến trường để học cách giao tiếp. Và trẻ cần phảI hiểu được “tại sao chúng ta phảI học viết và học nói”. Nếu trẻ không có kinh nghiệm học nói, viết thì chúng sẽ không thể hiểu được lý do tại sao phảI đọc và viết chúng sẽ không hiểu được ý nghĩa của việc luyện tập viết và đọc, chính điều này sẽ gây khó khăn, phiền hà cho chúng.

• Đọc: Học “đọc” được bao hàm trong nội dung học các môn học dưới(sẽ trình bày ở dưới) nhưng tại sao phảI tách riêng để phân tích bởi “kĩ năng đọc” vô cùng quan trọng đối với con người nói chung và đối với trẻ nói riêng.
Năng lực đọc và viết văn từ lâu đã trở thành nền tảng của xã hội văn minh. Nếu học đọc mà không thành công thì trẻ không thể trở thành thành viên của xã hội hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa trước thời kì tới trường trẻ phảI được luyện đọc theo một mẫu qui định nào đó. Mà nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là giúp trẻ có cơ hội được tiếp xúc với các hoạt động luyện đọc mang tính chất quan trọng, cung cấp cho trẻ kinh nghiệm, hoạt động đọc đó phảI mang nhiều ưu điểm, mang lại cho trẻ niềm vui(làm sao để trẻ học là chơI, chơI là học). Cô phảI dạy sao để trẻ tự cảm thấy “học đọc là một hoạt động vui có ý nghĩa đối với bản thân trẻ”

• Toán học: Rất nhiều người cho rằng “toán học” không nên dạy ở trường mầm non, chỉ nên bắt đầu khi trẻ vào lớp 1. Nhưng trong thực tế toán học là bộ môn gắn liền với thực tế xung quanh mỗi chúng ta , nó xuất hiện trong mọi kinh nghiệm hoạt động, lao động, sản xuất vân vân. Chính vì vậy ngay từ nhỏ nếu chúng ta không đưa toán học vào hoạt động của trẻ thì hoạt động toán học sẽ trở thành hoạt động không có ý nghĩa , tạo cảm giác chán chơI của trẻ.

• Khoa học: Có rất nhiều cô giáo không có kiến thức về bộ môn khoa học nên rất chểnh mảng, thậm chí bỏ qua nội dung truyền đạt về khoa học trong chương trình giáo dục trẻ đã qui định. Chính vì thế đã dẫn tới kết quả thiếu kiến thức khoa học kĩ thuật, trong khi trong thời đại“khoa học kĩ thuật”(technolygy) đang rất cần những con người có khả năng sáng tạo, làm khoa học. Nếu từ ngay từ nhỏ mà trẻ không được tiếp xúc, tìm hiểu kiến thức khoa học thì sau này khi lớn trẻ sẽ không có hứng thú làm khoa học và còn nguy hiểm hơn nữa là trẻ sẽ thờ ơ với khoa học, thậm chí còn thấy sợ hãI, xa lánh khoa học. Chính vì vậy, muốn xã hội duy trì và phát triển các cô giáo mầm non phảI chú trọng nâng cao trình độ, hiểu biết khoa học cho trẻ ngay từ khi học mẫu giáo.


• Xã hội: Một trong những lý do quan trọng để chúng ta rèn luyện kiến thức xã hội cho trẻ là “rèn luyện kĩ năng tham gia vào các hoạt động xã hội”. Làm sao để khi mỗi chúng ta truyền đạt văn hoá loàI người cho thế hệ sau không cần phảI qua đào tạo trong các khoa xã hội. Chính vì vậy trong chương trình giáo dục trẻ cần phảI có nội dung rèn luyện kiến thức xã hội cho trẻ, rèn kiến thức xã hội đối với trẻ không phảI là những gì cao siêu mà đơn giản tức là giúp trẻ hiểu được văn hoá của bản thân và dạy trẻ cách quyết định hình mẫu văn hoá của bản thân trong tương lai.(phần này có liên quan tới sự hình thành tính cách của trẻ)

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 1

Trang 1

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 2

Trang 2

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 3

Trang 3

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 4

Trang 4

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 5

Trang 5

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 6

Trang 6

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 7

Trang 7

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 8

Trang 8

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 9

Trang 9

Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 11 trang thuhoai 13/10/2024 400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_goc_choi_qui_dinh_trong_chuong_trinh_giao_duc_t.doc