SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ văn 12
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê bình văn học nhận định, trong đó có M. Gor-ki:“Văn học là nhân học”. Văn là người. Vậy, dạy học văn đề làm gì? Câu hỏi tưởng như đơn giản ấy đã dày vò bao thế hệ thầy cô giáo dạy văn ở nhiều đất nước. Trước đến nay trong nhận thức người ta dễ dàng trả lời là để giáo dục, để mở rộng tâm hồn học sinh, để mở rộng những nhận thức về xã hội và thực hiện những mục đíc này, mục đích khác của hoạt động chính trị, rồi nhận thức cái đẹp của con người, của chế độ,… Dạy học văn có mở rộng vốn từ phát triển ngôn ngữ nhưng không phải là mục đích chính. Điều đáng chú ý là mọi chức năng phong phú và đa dạng của văn chương đều quay quanh và thông qua chức năng nhận thức cái đẹp. Cái đẹp trong nghệ thuật được xây dựng chấm phá bằng chất liệu ngôn ngữ luôn luôn phát triển theo mỗi điều kiện của thời đại, khách quan, chủ quan của mỗi người đọc.
Tác phẩm văn học là những gì gắn với với cuộc sống của con người, đặc biệt là thế giới tinh thần. Từ thời phong kiến, Nguyễn Trãi - một anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta thế kỉ XV đã bộc bạch với vua Lê Thái Tông khi nhà vua cử ông định ra lễ nhạc cho triều đình mà theo “gốc của nhạc” chính là “làm sao cho muôn dân” tận nơi “trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu”. Môn văn đã góp phần quan trọng hình thành trong tâm hồn người công dân trẻ những hình ảnh: dân tộc, đất nước, tiếng mẹ đẻ, lòng nhân ái, trí tuệ của nhân loại,…
Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, nhưng từ trước Cách mạng tháng Tám, trong truyện ngắn Giăng sáng ông đã khẳng định: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối… nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than…”. Qua cái đẹp của nghệ thuật văn học, hình ảnh con người với tất cả mọi quyền sống của nó lung linh hấp dẫn, người đọc đi tới chiến đấu giữ gìn vẻ đẹp trong sáng của tâm linh và hình thể con người lao động, đấu tranh cho tự do, hòa bình, bình đẳng.
Khi bàn về văn học, nhà thơ cách mạng Tố Hữu đã từng suy ngẫm: “Văn chương không chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Bởi thế quan niệm “Nghệ thuật vị nhân sinh” như sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử sáng tác của nền văn học dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới văn học sau 1975, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu càng thấm đẫm trang đời. Giúp người đọc hiểu được giá trị của nghệ thuật, giá trị của cuộc sống và qua đó trân trọng cuộc sống dù nó có nghiệt ngã, có phũ phàng.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_giang_day_tac.doc
Don dang ki SKKN_2013-14.doc
Đơn SKKN, hiệu quả SKKN.doc
MỤC LỤC.doc