SKKN Tổ chức ôn tập (tổng kết) phần Văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học viên
Việc nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ Văn luôn là nỗi trăn trở của mỗi một giáo viên tâm huyết, yêu nghề. Nỗi trăn trở đó xuất phát từ đặc thù của môn học cũng như từ thực tiễn đối tượng của hoạt động dạy học là học viên đang học tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, nhất là học viên ở vùng cao, vùng sâu vùng xa. Ngữ Văn là môn học không những có khả năng cung cấp những tri thức khoa học mà còn có khả năng rèn luyện sự sáng tạo, hình thành nhân cách, lối sống và cả những kỹ năng cho học viên. Dạy Văn là dạy làm người với ý nghĩa trọn vẹn nhất.
Ngày nay nhân loại loài người đang ở trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Thế kỷ của khoa học và công nghệ, với sự bùng nổ mạnh mẽ của tất cả các ngành khoa học. Thế kỷ được đánh giá thành công rực rỡ về cải tiến đời sống nhân loại. Việt Nam chúng ta đang trên con đường phát triển và hội nhập, đất nước chúng ta cũng đã có không ít những nhà khoa học thành công trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu các công trình để phục vụ cho sự phát triển của nước nhà, đồng thời gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế. Có được sự thành công xuất sắc ấy, các nhà khoa học của chúng ta đã từng phải "dùi mài kinh sử" dưới mái trường phổ thông, và chính những mái trường đó đã nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định rằng: họ đã hoàn thiện về nhân cách cơ bản về trí tuệ trong những chiếc nôi ấy mà lời ru chính là những bài học đầu tiên. Như vậy ngành giáo dục nói chung, giáo dục trong nhà trường phổ thông nói riêng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự thành công đó đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đánh giá được vai trò đó, Đại hội Đảng VIII đã quyết định đưa giáo dục lên mặt trận hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có những con người, có phẩm chất, có kiến thức khoa học để đưa đất nước tiến lên “Sánh vai với các cường quốc năm châu”. Thực hiện niềm mong mỏi tha thiết của Bác Hồ kính yêu.
Các môn khoa học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng có vị trí quan trọng trong sự phát triển tiến bộ của đời sống xã hội. Nó là cơ sở cho các môn khoa học khác...Với tầm quan trọng như vậy nên nó cần phải được quan tâm về cả nội dung hình thức và phương pháp giảng dạy. Thấm nhuần được điều đó, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy luôn trăn trở làm thế nào để có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học viên, giúp học viên nắm được kiến thức và tạo được nền móng vững chắc cho thế hệ tương lai. Vậy thiết nghĩ việc lớn phải bắt đầu từ việc nhỏ, rất nhỏ thì mới hy vọng thành công.
Với học viên, dù sau này họ có chọn văn chương làm bộ môn gắn bó của đời mình hay không thì những hiểu biết về văn học dân tộc và văn học nhân loại (ở bất kì thời đại nào) sẽ là hành trang đi suốt cuộc đời để làm nên cái gọi là “trình độ văn hoá” của mỗi người. Trong dòng chảy bất tận của văn học dân tộc và nhân loại, có lẽ mọi người không thể nào quên những đỉnh cao văn học như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, Những người khốn khổ của V. Huy- Gô, Lão Gô- ri- ô của Ban- Dắc… và sẽ còn rất nhiều những đỉnh cao có khả năng tạo ra sự đối thoại . Để có thể cũng có sâu sắc hơn về vốn tri thức ấy, việc tổ chức cho học viên ôn tập phần văn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_to_chuc_on_tap_tong_ket_phan_van_hoc_trong_chuong_trinh.doc
Ban tom tat SKKN 13 - 14.doc
Don de nghi cong nhan SKKN 13 - 14.doc