SKKN Tích hợp kiến thức môn Hóa học Lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ Lớp 12 trong bài dạy học Vật lí Lớp 11 “Dòng điện trong chất bán dẫn”
Kiến thức vật lý đã, đang và sẽ có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, yêu cầu của việc dạy học vật lý phải gắn với thực tiễn, khơi gợi hứng thú học tập cho HS, giúp HS tự tìm lấy được kiến thức cho mình. Để làm được điều đó, ngoài việc cải cách nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì giáo viên còn phải tích hợp các kiến thức của các môn học liên quan, để làm sao dạy học trên lớp gắn với thực tế nhiều hơn, HS có thể rèn luyện kỹ năng thông qua giải quyết các vấn đề liên quan, thông qua việc ứng dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn.
Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, thông các môn học Địa lí, Lịch sử, GDCD,... xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành ở học sinh cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết 1 công việc hoặc một phần công việc chuyên môn cụ thể, góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người giáo viên không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành năng lực. Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết tình huống. Trong quá trình nghiên cứu để giảng dạy và tham gia các cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp, sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn, tôi nhận thấy rằng: Kiến thức của học sinh được học ở các môn học khác nhau có sự lặp lại; những môn học liên quan với nhau lại chưa có sự liên hệ chặt chẽ, logic để cùng giải quyết các tình huống xảy ra trong dạy học và giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Do đó học sinh chưa có một cách nhìn tổng quan, logic của vấn đề, chưa kích thích sự sáng tạo tìm tòi của học sinh nhằm đem lại kết quả thiết thực cho cuộc sống. Mặt khác một thực trạng vẫn tồn tại hiện nay ở các trường trung học phổ thông là việc dạy và học vẫn chịu tác động nặng nề của việc thi cử. Học để thi, dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào ứng dụng thực tiễn; lí thuyết chưa đi đôi với thực hành. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh yêu thích môn học, biết vận dụng lí thuyết để giải quyết các vấn đề thực tiễn, hiểu được các ứng dụng của thực tiễn trên cơ sở kiến thức đã được học. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy không chỉ tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức môn học của mình mà còn phải tìm tòi kiến thức môn học khác, biết xâu chuổi kiến thức đó thành một hệ thống tạo nên các chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_tich_hop_kien_thuc_mon_hoa_hoc_lop_10_va_mon_kien_thuc.doc