SKKN Tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 trường tiểu học Vạn Thọ 1 học môn Âm nhạc qua trò chơi giải ô chữ
Sinh thời Bác Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
“Trồng người” đó là vấn đề mà Đảng, nhà nước và toàn dân đều rất quan tâm. Mục tiêu của giáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực của công dân Việt Nam: Tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, có nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có năng lực đi vào thực tiễn cuộc sống góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trong đó giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách người học và môn Âm nhạc đó giúp phần không nhỏ trong việc hình thành phát triển đó. Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học được quy định chính thức trong chương trình đào tạo ở cấp phổ thông bắt đầu từ cấp tiểu học.
Trong quá trình triển khai giáo dục Tiểu học ở nước ta, đội ngũ đông đảo các giáo viên đã, đang có những cố gắng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng cho những giờ lên lớp. Vậy chúng ta phải có những phương pháp dạy học hiện đại ra sao để nâng cao chất lượng giờ học mà không làm các em quá sức, vừa học vừa chơi, góp phần phát triển năng lực học tập của học sinh, trên cơ sở đó phát huy mặt tích cực của việc dạy học âm nhạc.
Như chúng ta đã biết, hiện nay bộ môn Âm nhạc trong trường Tiểu học đã được thực sự quan tâm với việc biên soạn nội dung, chương trình dạy học, đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên nghành, trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho từng trường học. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để giảng dạy môn Âm nhạc đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy trong nhà trường đó đảm bảo chất lượng chưa? Đã quan tâm đúng mức chưa? Điều đó tôi không giám khẳng định. Nhưng qua việc thăm dò ý kiến và dự giờ thăm lớp của một số đồng nghiệp liên trường tôi có một số ý kiến nhận xét thấy một số ít giáo viên vẫn còn có những quan điểm chủ quan như: Chỉ cần dạy các em biết hát, dạy đủ số bài là được, trong các bước tiến hành bài dạy các giáo viên còn rất máy móc, chưa thực sự chịu khó đầu tư cho từng bài dạy vào các bước dạy. Đặc biệt là khâu chuẩn bị bài còn qua loa đại khái nên khi vào tiết dạy thường lúng túng, dẫn đến thiếu hoặc thừa thời gian và kết quả là giờ học không đạt như mong muốn và yêu cầu của bài. Thực tế giảng dạy ở lớp 4 và tìm hiểu phương pháp giảng dạy của một số đồng nghiệp tôi thấy phần lớn các giáo viên hầu như không có sự đầu tư các trò chơi bổ trợ cho kiến thức môn học, thường tận dụng luôn những trò chơi truyền thống dẫn đến nhàm chán cho tiết học. Vì vậy học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và biết cách gõ đệm nhưng để hỏi các em rằng bài hát đó là của tác giả nào? Dân ca gì? Tên bài hát là gì? thì rất ít em nhớ rõ.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_lop_4_truong_tieu_hoc_van_tho.doc