SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII Lớp 10 - Chương trình chuẩn
Bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ, con người phải đối diện với những vấn đề phức tạp và để giải quyết được những vấn đề phức tạp ấy, đòi hỏi thế hệ trẻ phải được trang bị đầy đủ không chỉ về mặt kiến thức mà còn về phương pháp luận, phương pháp tư duy và hành động trong thực tiễn, đòi hỏi giáo dục phải đi trước, mở đường cho sự phát triển chứ không phải đi sau, phản ánh sự phát triển của xã hội loài người. Có thể nói, giáo dục - đào tạo đang bị sức ép từ nhiều phía, nhất là sức ép giữa lượng trí thức ngày càng tăng và sự tiếp nhận có giới hạn của con người. Trong khi mặt bằng chất lượng giáo dục – đào tạo trên thế giới còn chênh lệch thì yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở nước ta ngày càng trở nên cấp thiết.
Hiện nay, quan niệm dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” đã và đang đạt hiệu quả tốt bởi sự nỗ lực của những người làm công tác giáo dục, những nhà giáo tận tâm không ngừng vận dụng các kỹ thuật dạy học mới, đổi mới phương pháp cho phù hợp với kiểu bài, với đặc trưng bộ môn, biết tích hợp các nội dung vào bài học và vận dụng kiến thức liên môn để làm rõ vấn đề.
Đối với bộ môn Lịch sử, không thể phủ nhận trong sự nghiệp giáo dục, môn Lịch sử ở trường phổ thông đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của nước nhà. Đã có nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môn học và đào tạo được những thế hệ trẻ hiểu và trân trọng những giá trị mà bộ môn đem lại. Nhưng những năm gần đây, thông qua các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh Đại học- Cao đẳng, các cuộc điều tra xã hội học, dư luận xã hội cho thấy nhận thức về lịch sử của thế hệ trẻ còn rất hạn chế, và kết luận phần lớn học sinh không thích học môn Lịch sử, coi đó là môn học phụ với quá nhiều sự kiện khô khan và nhàm chán...
Năm học 2013-2014, cùng với sự đổi mới trong quy chế thi, hình thức và môn thi tốt nghiệp THPT. Theo đó ngoài hai môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn, học sinh được chọn hai môn còn lại trong số các môn Ngoại Ngữ, Hóa, Lý, Sinh, Sử, Địa. Tỉ lệ học sinh chọn môn Lịch sử rất ít, thậm chí có những trường không có học sinh dự thi môn Lịch Sử. Có nhiều lý do để dư luận giải thích cho điều này, song những người làm công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử không thể không khỏi chạnh lòng và suy nghĩ....Làm thế nào để cuốn hút được học sinh yêu thích môn Lịch sử, để môn học trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn, để người học cảm nhận đang được tiếp cận và khám phá với những điều mới mẻ, tìm hiểu chân lý khoa học góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và tạo niềm yêu thích Lịch sử đối với giới trẻ.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_su_dung_tu_lieu_lich_su_trong_day_hoc_lich_su_viet_nam.doc
ĐƠN VÀ BC SKKN 2014.doc