SKKN Sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề nhằm nâng cao kết quả học tập bài Giao thoa ánh sáng môn Vật lí Lớp 12A4 - Trường THPT số 3 Bảo Yên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI ( Nghị quyết số 29 – NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục – Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định : “Khuyến khích tự học” và “Áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế”. Phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực thì có nhiều, mỗi phương pháp hay kĩ thuật hiện đại nào cũng có những ưu điểm và hạn chế . Vấn đề là vận dụng ở đâu, vận dụng như thế nào và phương pháp nào thích hợp nhất với đối tượng lại là cả một vấn đề cần suy nghĩ.
Với đặc thù vùng miền, trường THPT số 3 Bảo Yên có phong trào học tập của học sinh còn hạn chế, năng lực học sinh đa phần là trung bình yếu, việc lựa chọn phương pháp hay cách dạy như thế nào để mỗi học sinh tích cực thì mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau. Vậy phương pháp dạy học nào là phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của trường và phối hợp tốt cùng với các phương pháp truyền thống khác đã có từ trước, đáp ứng được các yêu cầu mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học, theo hướng đổi mới ?
Trong quá trình dạy, tôi thấy tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề có khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng thành công con người năng động, sáng tạo. Từ thực nghiệm đổi mới PPDH, đã chứng tỏ qua hoạt động sẽ làm cho mỗi thành viên bộc lộ được suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng... Hoạt động trong tập thể quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là phải giải quyết vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ học tập xác định. Xét về mặt thời lượng 45 phút/ tiết học ở Việt Nam, nó cũng phù hợp hơn so với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác. Tuy nhiên, để đánh giá một cách khách quan hơn về phương pháp hoạt động nhóm (HĐN), tôi đã tiến hành nghiên cứu tác động của phương pháp này qua nhiều bài dạy trong chương trình vật lí phổ thông và thu được kết quả khả quan : năm học 2012 - 2013 thực hiện thành công bài “ Tán sắc ánh sáng” - Vật lí 12 ; năm học 2013 – 2014 thực hiện bài “ Giao thoa ánh sáng” - Vật lí 12.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 12A2, 12A4 trường THPT số 3 Bảo Yên. Lớp thực nghiệm là lớp 12A4 được áp dụng hoạt động nhóm trong dạy học giải quyết vấn đề ( trong đó lấy bài Giao thoa ánh sáng - Thuộc chương V chương trình chuẩn Vật lí 12 làm ví dụ ). Lớp đối chứng là lớp 12A2.
Việc áp dụng phương pháp Hoạt động nhóm đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7,1 lớp đối chứng là 6,2; sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p=0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhiều điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_su_dung_hoat_dong_nhom_trong_day_hoc_giai_quyet_van_de.doc