SKKN Phương pháp tổ chức giờ học phụ đạo Vật lí 11 tạo hứng thú học tập cho học viên trung tâm GDTX Mường Khương
Giờ học phụ đạo là giờ học tổ chức sau giờ dạy chính khóa nhằm củng cố kiến thức rỗng hoặc kiến thức mà học viên yếu kém, trung bình chưa nắm được, hoặc chưa vận cụng được hoặc vận dụng chưa tốt.
Kiến thức cần dạy trong giờ phụ đạo vật lý 11 là các phần kiến thức thực tế, xác định các đại lượng liên quan đến phần điện học , điện từ học , quang học đặc biệt là phần đổi đơn vị, biến đổi toán học để tìm các đại lượng chưa biết do học viên đã quên kiến thức liên quan của bộ môn ở các lớp dưới.
Giáo viên cần biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, tích cực để tạo hứng thú học tập cho học viên. Để đạt được kết quả đó bản thân giáo viên cần nắm được khái niệm và tầm quan trọng của các phương pháp dạy học nói chung và vấn đề hứng thú trong hoạt động học, tiếp thu kiến thức đặc biệt là với môn Vật lý.
Phương pháp dạy học (PPDH) là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thưch hành của học sinh,đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn. Trong quá trình dạy học, người giáo viên thường tập trung sự cố gắng của mình vào việc biên soạn nội dung và PPDH.
Hiện nay đổi mới giáo dục đổi mới về phương pháp dạy học các phương pháp dạy học hiện nay là phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của người học đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân.
Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động học thể hiện rất rõ trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
Trong giờ học phụ đạo yếu kém học viên tập trung vào vận dụng, ghi nhớ kiến thức nếu tạo được hứng thú ngay từ đầu tiết học sẽ tạo không khí thoải mái, đơn giản và thúc đẩy học viên tự giác thực hiện các hoạt động tìm hiểu kiến thức đem lại kết quả mong muốn.
Đối tượng người học của GDTX là đa dạng, đủ mọi lứa tuổi, thành phần từ các em nhỏ, thanh thiếu niên đến người lao động. Đối tượng đó có sự khác nhau về tuổi đời, nghề nghiệp, điều kiện sống, điều kiện lao động và cả khả năng học tập. Số người lớn theo học các hình thức, nội dung của GDTX ngày càng đông đảo. Vấn đề đặt ra là cán bộ quản lý, giáo viên của các nhà trường trong GDTX phải có hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học người lớn. Có như thế mới làm tốt được công việc của mình. Trong thời gian vừa qua việc đổi mới phương pháp dạy học đã được đẩy mạnh ở tất cả các ngành học, cấp học và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, nhất là trong GDTX. Phương pháp dạy học người lớn ở các TT HTCĐ còn ít được đổi mới. Giáo viên chủ yếu thuyết trình, dạy chay, độc thoại, phương pháp dạy học còn chưa phù hợp với người lớn. Nếu mục đích của học là chiếm lĩnh khái niệm, thì mục đích của dạy lại là điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh. Mỗi người giáo viên cần nắm vững được mục đích trên mới thực hiện đầy đủ vai trò của người dạy học.
Trước hết chúng ta hãy bàn đến những đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện của người lớn đi học, họ là những người lao động, những người đã trưởng thành và có chức năng, vị trí xã hội nhất định, xét về quá trình học tập thì đa phần họ là những người được học nhưng chưa đầy đủ, còn bị thiệt thòi do nhiều lý do, nay cần phải học tập để nâng cao hiểu biết những kiến thức chuyên môn và những kỹ năng mới. Đặc điểm lớn nhất của người lớn đi học là những người trưởng thành về mặt xã hội, có gia đình. Họ có những quan niệm, cách làm, nếp sống được hình thành tương đối vững chắc, là những người có đủ tư cách giải quyết những việc thuộc chức năng của mình, có tư duy, có nhận thức, có nhân cách, họ có thể xác định thái độ đúng trong học tập, có ý chí nỗ lực học tập và khả năng tập trung lâu bền. Song người lớn đi học cũng có những hạn chế về khả năng nhận thức. Người lớn đi học không có nhiều thời gian dành cho việc học tập.
Trên đây là những yếu tố tác động đến quá trình đi học của người lớn. Trong quá trình giảng dạy cho đối tượng người lớn chúng ta cần nắm chắc nguyên tắc dạy học sau đây: Giáo viên cần tập trung vào các vấn đề thiết thực, chú ý nhấn mạnh nội dung đang học có thể vận dụng vào đâu, để làm gì; Luôn liên hệ bài giảng và các tài liệu sẵn có với các kinh nghiệm sẵn có của người học; Chú trọng liên hệ việc học, dạy với mục tiêu của giáo dục thường xuyên; Động viên những suy nghĩ, thắc mắc và tìm ra sự thách thức của nội dung, hình thức và các quan điểm; Giáo viên cần lắng nghe, tôn trọng các quan điểm của người học để cùng họ bàn luận, tìm cách khắc phục những chỗ khó trong quá trình dạy và học; Cần khuyến khích các học viên trao đổi với nhau trong tổ, nhóm, lớp và tự nghiên cứu tìm tòi các tài liệu; Các thầy giáo, cô giáo cần đối xử bình đẳng, trân trọng đối với các học viên vì bản thân họ là những người giàu kinh nghiệm sống.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_phuong_phap_to_chuc_gio_hoc_phu_dao_vat_li_11_tao_hung.doc
bao cáo tóm tắt hiệu quả SK.doc
BIA SKKN.doc
Đơn yêu câu công nhân SK.doc