SKKN Phương pháp sử dụng câu hỏi vấn đáp nâng cao tính tích cực của học viên trong giảng dạy phần Sinh học tế bào
* Cơ sở lý luận trong dạy học sinh học
Dạy học và sự phát triển của học viên gắn bó chặt chẽ với nhau. Dạy học không chỉ nhằm cung cấp cho học viên một số lượng tri thức do nội dung chương trình và sách giáo khoa đã qui định, mà phải tổ chức cho học viên lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động, độc lập để phát triển tư duy khoa học, rèn luyện được trí thông minh, óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt. Đó là những phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mục tiêu đào tạo của nhà trường, của cấp học khi mà đại bộ phận học viên tốt nghiệp bậc học này có thể ra đời tham gia lao động.
Giáo dục đạo đức tình cảm, thái độ hành vi trong ứng xử thân thiện với con người, với lao động là thể hiện sự “dạy người thông qua dạy chữ”. Thông qua dạy học bộ môn mà góp phần xây dựng nhân cách con người lao động mới, xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng cùng các phẩm chất về tinh thần ý chí cho học sinh trong hiện tại và ý chí vượt khó để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong lao động, nghiên cứu sau này.
Qua việc hình thành những kiến thức và kĩ năng trên sẽ hình thành và phát triển niềm tin của học viên vào tri thức khoa học trong việc nhận thức bản chất và tính qui luật của các hiện tượng sinh học. Từ đó có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng đã học được vào thực tiễn cuộc sống, lao động và học tập, hình thành được ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
* Bản chất của phương pháp vấn đáp tìm tòi
Là phương pháp mà trong đó học viên độc lập giải quyết từng phần nhỏ thông qua các câu hỏi do giáo viên nêu ra trên lớp (học viên chủ động tìm hiểu các thông tin, kênh hình trong sách giáo khoa), trong các bài thực hành quan sát trong vườn trường, trên đồng ruộng, ngoài thiên nhiên…
* Những yêu cầu logic của câu hỏi
- Câu hỏi phải mang tính chất nêu vấn đề, buộc học viên phải luôn luôn ở trạng thái có vấn đề.
- Hệ thống câu hỏi - lời giải đáp thể hiện một logic chặt chẽ với các bước giải quyết một vấn đề lớn.
- Câu hỏi phải giữ vai trò chỉ đạo, bằng những câu hỏi liên tiếp, logic chặt chẽ, uốn nắn, dẫn dắt học viên từng bước, đi tới bản chất của sự vật hiện tượng.
- Câu hỏi nêu ra không được chung chung và ngược lại không quá chi tiết.
- Trong nhiều trường hợp giáo viên cần nêu các câu hỏi gây sự tranh luận trong cả lớp.
* Nâng cao chất lượng câu hỏi
Trong chương trình “Sinh học tế bào” để nâng cao chất lượng câu hỏi ta có thể chú trọng vào các loại câu hỏi chính sau đây :
+ Câu hỏi kích thích sự quan sát chú ý
+ Câu hỏi yêu cầu phân tích so sánh
+ Câu hỏi yêu cầu tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá.
+ Câu hỏi liên hệ thực tế

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_phuong_phap_su_dung_cau_hoi_van_dap_nang_cao_tinh_tich.doc
file Bao cao tom tat hieu qua SKKN - Quoc.doc