SKKN Phân dạng bài tập sắt và sắt oxit giúp học sinh Lớp 12 trường PTDT nội trú THCS&THPT Bắc Hà làm bài tập hóa học tốt hơn
Xu thế chung hiện nay và trong tương lai là việc kiểm tra đánh giá học sinh bằng hình thức trắc nghiệm. Hình thức trắc nghiệm dần dần thay cho hình thức tự luận. Hiện tại, đối với môn hóa học, các kỳ kiểm tra lớp 12, TN THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ 100% là trắc nghiệm. Điều này đồi hỏi học sinh phải tìm ra những cách giải nhanh nhất có thể.
Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá học.
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu nhiều dạng bài toán hoá học khác nhau về các loại chất khác nhau vô cơ cũng như hữu cơ, tôi nhận thấy rằng bài tập hỗn hợp gồm sắt và oxit sắt là một trong những dạng bài tập mà học sinh hay gặp trong các kỳ thi mà đặc biệt là kì thi Đại học, Cao đẳng, do sắt là một kim loại phổ biến có thể tạo ra nhiều hợp chất ứng với nhiều mức oxi hoá khác nhau. Thông thường những bài tập về sắt và các oxit thường khá phức tạp và xảy ra theo nhiều phương trình phản ứng khác nhau. Giải theo phương pháp tự luận truyền thống, viết phương trình phản ứng , lập tỉ lệ mol, lập hệ phương trình sẽ mất nhiều thời gian. Đặt biệt các bài toán phản ứng xảy ra phức tạp, nhiều phản ứng song song thì phương pháp truyền thống sẽ rất lâu ra kết quả và có thể bế tắc không giải ra được. Để giúp học sinh giải quyết tốt các bài toán về hỗn hợp sắt một cách nhanh tôi giới thiệu cách phân dạng bài tập về sắt và oxit sắt qua đó các em dễ dàng nhận dạng được dạng bài tập để lựa chọn phương pháp giải nhanh phù hợp.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_phan_dang_bai_tap_sat_va_sat_oxit_giup_hoc_sinh_lop_12.doc
Mau tom tat hieu qua sang kien - Thông.doc