SKKN Nâng cao hứng thú học tập bài làm văn thuyết minh cho học sinh Lớp 10A2 trường THPT số 4 thành phố Lào Cai thông qua phương pháp làm việc theo nhóm
Bản chất của thuyết minh là giúp người đọc, người nghehiểu và hình dung rõ hơn về một sự vật, sự việc hay một hiện tượng nào đó. Trong chương trình Ngữ Văn THCS, học sinh đã được làm quen với kiểu bài này dưới dạng giới thiệu một đồ vật, một thể loại văn học, một danh lam thắng cảnh, một phương pháp….Trong chương trình Ngữ văn 10, các em được gặp lại kiểu bài này nhưng có những yêu cầu cao hơn, đối tượng phạm vi thuyết minh cũng rộng hơn, đòi hỏi người viết phải đáp ứng những yêu cầu chung của kiểu bài thuyết minh: chính xác, mạch lạc, rõ ràng và phải khơi gợi hứng thú muốn tìm hiểu sự vật, hiện tượng được thuyết minh cho người đọc.
Để đạt được yêu cầu đó, người viết phải xác định đúng đối tượng, phạm vi thuyết minh, nắm vững các phương pháp thuyết minh và vận dụng nó cho phù hợp. Ví dụ, khi cần nêu bật đặc điểm bản chất ta nên sử dụng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, khi cần nêu tác dụng hoặc tác hại của sự vật có thể dùng phương pháp liệt kê…..Các tri thức thuyết minh về đối tượng cũng phải được bổ sung, tích lũy qua quá trình quan sát, liên tưởng, sưu tầm tài liệu. Đồng thời, người viết cũng phải biết vận dụng các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh để bài viết đạt hiệu quả cao nhất.
Thực tế cho thấy, khi gặp kiểu bài văn thuyết minh, học sinh thường không tích cực trao đổi nhóm, ngại quan sát và viết vội theo cảm quan của mình. Cho nên bài thuyết minh thường nghèo nàn, đối tượng thuyết minh chưa rõ ràng, hành văn thiếu chuẩn xác. Chính vì không có sự hợp tác làm việc theo nhóm, không quan sát kĩ, không thâm nhập sâu đối tượng, không tìm hiểu thấu đáo sự vật hiện tượng nên dẫn đến những sai sót đáng tiếc. Ví dụ, khi thuyết minh về đền Thượng Lào Cai, có học sinh đã khẳng định đền thờ Lê Lợi, hoặc thuyết minh về bánh trưng xanh lại cho rằng đó là đặc sản lâu đời của người Tày??? Đó là chưa kể đến những phép tu từ so sánh, liên tưởng khập khiễng vô lí, vụng dại do thiếu quan sát chính xác.
Giải pháp của chúng tôi là sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm nhằm làm tăng hứng thú cho học sinh khi gặp kiểu bài văn thuyết minh
Nghiên cứu sẽ thực hiện ở hai lớp 10A2 và 10A3 trường THPT sè 4 thµnh phè Lµo Cai. Hai líp có sự tương đương sĩ số, trình độ học lực, nền nếp. Lớp 10A2 là nhóm thực nghiệm và nhóm 10A3 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy từ tuần 24 đến tuần 26. Kết quả cho thấy, lớp thực nghiệm hăng hái, tích cực hơn trong học tập, t¸c ®éng ®· cã ¶nh hëng tÝch cùc ®Õn viÖc tiÕp thu vµ chuÈn bÞ bµi. Tõ sù thay ®æi høng thó, chóng ta cã thÓ hi väng vµo sù thay ®æi chÊt lîng häc tËp cña häc sinh.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8
File đính kèm:
skkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_bai_lam_van_thuyet_minh_cho_h.doc
Tom tăt NCKHSPUD_2013_2014_ToVan_THPTLC4.doc