SKKN Một vài biện pháp quản lý học sinh ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk
1.1. Nghiên cứu vận dụng lý luận : trường học là nơi học sinh vui chơi và học tập, là nơi giao lưu, hoạt động, vừa là môi trường, vừa là phương thức giáo dục nhân cách đặc biệt hiệu quả. Kết quả của giáo dục, quản lý học sinh là kết quả lâu dài của quá trình tác động có chủ đích của các chủ thể quản lý. Trong các sinh hoạt tập thể, một mặt các cá nhân tác động lẫn nhau, mặt khác là sự tác động của nhà sư phạm qua môi trường tập thể và các phương tiện khác nhau, tạo thành các mối quan hệ, các tác động tổng hợp... đó cũng chính là các quan hệ trong một quá trình quản lý nhà trường, quản lý học sinh nhằm mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ tốt nhất.
1.2. Mặt khác, quản lý thành công những tập thể HS có khả năng phát triển nhân cách toàn diện cho từng cá nhân, không thể không vận dụng các lý luận của khoa học quản lý giáo dục, bởi trong mỗi nhà trường và trong mỗi lớp học, công tác quản lý tập thể và tổ chức các hoạt động tập thể... đó cũng chính là các nội dung quan trọng của hoạt động quản lý giáo dục. Cho đến nay, những nghiên cứu vận dụng lý luận quản lý giáo dục vào thực tiễn quản lý nhà trường tiểu học đã có khá nhiều, song nghiên cứu vận dụng vào góc độ tổ chức, quản lý tập thể học sinh (toàn trường, lớp học) lại rất ít được quan tâm. Có lẽ chính vì vậy, thực tế công tác quản lý tập thể học sinh trong các nhà trường hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm tự phát, còn mang nặng tính hình thức và từ đó dẫn đến chất lượng, hiệu quả của công tác này còn thấp, chưa góp phần đáng kể vào mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
1.3. Nếu quản lý học sinh tốt góp phần hạn chế tình trạng học sinh tiểu học bỏ học giữa chừng.
1.4. Đối với trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk công tác quản lý học sinh đã được chú ý từ nhiều năm nay.Tuy nhiên về thực chất, đó mới là những kinh nghiệm, chứ chưa phải là sự chủ động nghiên cứu vận dụng các lý luận quản lý giáo dục; Mặt khác, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước, của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay và những thay đổi đáng kể về lối sống, nhu cầu và tính cách của các thế hệ học sinh ngày nay, với thời đại cuộc cách mạng 4.0...đòi hỏi việc quản lý tập thể học sinh cũng phải luôn sáng tạo, phù hợp. Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đang duy trì trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1, cùng với việc phát triển đội ngũ giáo viên, việc đề ra những biện pháp quản lý tập thể học sinh càng trở nên cấp thiết. Là một Hiệu Trưởng hơn 5 năm chịu mọi nhiệm tại ngôi trường này, tôi rất trăn trở làm thế nào để xây dựng, quản lý tập thể học sinh toàn trường thực sự vững mạnh, thích được đến trường, thích được đi học để đào tạo ra nhiều “con ngoan, trò giỏi”, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của toàn ngành. Đó chính là các lý do thôi thúc tôi chọn hướng nghiên cứu với sáng kiến kinh nghiệm “ Một vài biện pháp quản lý học sinh ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk” .
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_bien_phap_quan_ly_hoc_sinh_o_truong_tieu_hoc_ng.docx