SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ở cấp Trung học Phổ thông
Hiện nay, có nhiều cách phân loại tình huống khác nhau. Về cơ bản có 3 loại tình huống như sau:
- Tình huống hành động: là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính( truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao la một truyện ngắn tiêu biểu).
- Tình huống tâm trạng. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó. Nhà văn dựng lên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính….) ít được quan tâm. Vì thế, nó quyết định đến diện mạo của truyện: truyện ngắn trữ tình (truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam nghiêng về dạng này).
- Tình huống nhận thức. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chime nghiệm, toan tính….. Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hóa vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận (Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Đôi mắt của Nam Cao).

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_doc_hieu_phan_tru.doc