SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở

Có thể nói vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo thể đặc trưng thể loại cho đến nay vẫn chưa hề cũ vì dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cách đi đúng hướng trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội dung dạy – học Ngữ Văn ở Trung học cơ sở theo chương trình sách giáo khoa hiện nay.

Như chúng ta đã biết sách giáo khoa Ngữ Văn hiện nay được biên soạn theo chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân môn (Văn – Tiếng Việt – Tập Làm Văn), vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kỳ lịch sử văn học, vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy các kiểu văn bản trong Tiếng Việt và Tập Làm Văn. Vì vậy sách giáo khoa Ngữ Văn 7 hiện nay có cấu trúc theo kiểu văn bản, lấy các kiểu văn bản làm trục đồng quy. Ở chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở các em được học 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và điều hành. Sáu kiểu văn bản trên được phân học thành hai vòng (Vòng 1: lớp 6-7; vòng 2: lớp 8-9) theo nguyên tắc đồng tâm có nâng cao. Ở lớp 7 các em học ba kiểu văn bản: Biểu cảm, lập luận và điều hành. Trong đó học kỳ I chỉ tập trung một kiểu văn bản là biểu cảm. Chính vì vậy mà SGK Ngữ Văn 7 đã đưa những tác phẩm trữ tình dân gian (Cụ thể là ca dao – dân ca) nhằm minh họa cụ thể, sinh động cho kiểu văn bản biểu cảm giúp các em dễ dàng tiếp nhận (đọc, hiểu, cảm thụ, bình giá về ca dao – dân ca một thể loại trữ tình dân gian).

Theo xu hướng tích cực hóa hoạt động dạy học của học sinh cấp Trung học sơ sở thì mục tiêu của môn Ngữ văn là góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị nền tảng cho học sinh được tiếp tục lên bậc cao hơn, giúp người học có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, tôn trọng, quan tâm bạn bè, có lòng yêu nước, yêu quê hương, luôn hướng tới tình cảm cao đẹp, lòng nhân ái, trân trọng cái đẹp và lẽ phải. Đối với học sinh lớp 7, phần Ca dao – dân ca có phần quen thuộc với các em. Bởi ca dao – dân ca đã thấm vào máu thịt con người Việt như mạch suối nguồn không bao giờ cạn. Từ ngày ấu thơ, các em đã được tiếp xúc với nó trong lời ru của mẹ, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tuy nhiên để tìm hiểu nó một cách bài bản theo đặc trưng thể loại, thi pháp đặc thù thì là một vấn đề khá mới mẻ với các em.

Một số học sinh khác vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn. Văn là phải cảm thụ mới thấy được cái hay của văn chương nghệ thuật. Thế nhưng nhiều em ngồi học mà tâm hồn cứ “treo ngược cành cây”. Nhiều em đối với giờ văn tỏ ra chán nản, không muốn học, thậm chí buồn ngủ và…nằm ngủ trên bàn! Trong khi đó, văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn ngữ đầy giá trị. Có thể coi một câu ca dao hay một bài dân ca là một viên ngọc mà ông cha đã để lại cho con cháu đời sau. Nó bay bổng, tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào để cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường, tâm tình của ông cha thủa trước gửi gắm trong ca dao- dân ca? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi thầy cô giáo đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất cho riêng mình.

Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng, đối với học sinh lớp 7, tuy duy ở lứa tuổi của các em còn hạn chế, cảm nhận của các em còn đơn giản, vốn sống, vốn từ còn ít ỏi. Mà ca dao – dân ca lại là tiếng nói vừa nhuần nhị vừa sâu sắc của nhân dân ta.

Từ những cơ sở trên, tôi thiết nghĩ: đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần ca dao – dân ca ở bậc Trung học cơ sở là một việc làm thiết thực. Đồng thời cho ta thấy được vai trò, sự cần thiết của giáo viên trong việc định hướng, rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh.

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 1

Trang 1

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 2

Trang 2

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 3

Trang 3

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 4

Trang 4

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 5

Trang 5

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 6

Trang 6

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 7

Trang 7

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 8

Trang 8

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 9

Trang 9

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 30 trang thuhoai 04/07/2024 800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao, dân ca ở bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nang_cao_chat_luong.doc