SKKN Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở THPT số 2 Thành phố Lào Cai
Thực trạng hiện nay dễ nhận thấy: học sinh không nhớ được nội dung tác phẩm văn học, không biết trong tác phẩm có những nhân vật nào, nhân vật nào là nhân vật chính, các sự việc diễn ra theo diễn biến cốt truyện như thế nào. Học sinh thường nhầm nhân vật trong tác phẩm này sang tác phẩm khác, sự kiện xảy ra với nhân vật này lắp sang nhân vật trong tác phẩm khác. Do đó các giá trị của tác phẩm không nắm bắt được, chất lượng môn Ngữ Văn giảm xuống không chỉ ở trường THPT Số 2 Lào Cai mà nhiều nơi cùng trong tình trạng tương tự. Vì vậy chức năng giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho người học giảm đi nhiều. Trước thực trạng đó, người viết thử liệt kê ra các nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tôi chọn nguyên nhân: Học sinh chưa tích cực đọc tác phẩm do tâm lý ngại văn bản dài, hoặc có đọc nhưng không nhớ hết được tác phẩm trong khi đó học nhiều văn bản khác nhau, nhiều sự kiện, nhiều nhân vật. Xác định nguyên nhân như vậy người viết đưa ra một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm, ghi nhớ tác phẩm tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn:
Một số cách thức, phương pháp người viết đưa ra cùng trao đổi không mới nhưng đôi khi chúng ta còn coi nhẹ, hoặc chủ quan bỏ qua. Để học sinh ghi nhớ được văn bản việc đầu tiên phải tóm tắt được văn bản, tóm tắt bằng những cách đơn giản, ngắn gọn càng dễ nhớ. Có nắm bắt được tác phẩm học sinh có hứng thú tìm hiểu các giá trị của văn bản đó. Người dạy và học có hiểu văn bản thì sẽ cảm thụ tốt tác phẩm. Như vậy các bài học về đạo lý, về các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, sẽ được tiếp nhận, khi đó người học rút ra được bài học cho mình, hoàn thiện nhân cách.
Hiện nay yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đang được thực thi dần dần và bước đầu đã có những thay đổi, kết quả nhất định. Để việc đổi mới dạy và học môn ngữ văn ngày một kết quả hơn, thiết nghĩ việc hướng dẫn học sinh nắm bắt được tác phẩm, hiểu rõ nội dung cơ bản trong tác phẩm là điều cần thiết. Học sinh được tự làm việc với những kiến thức được chuẩn bị sẵn sàng về văn bản tác phẩm khi đó học sinh sẽ dần tích cực hơn trong tiếp nhận các giá trị của một văn bản khi tiếp cận với chúng. Các cách thức người viết nêu ra còn nhằm hình thành một thói quen tự học tích cực, hiệu quả cho người học. Tôi chú trọng vào hướng dẫn cho học sinh cách tóm tắt văn bản theo nhân vật chính, cách tóm tắt văn bản bằng sơ đồ…để giúp học sinh ghi nhớ tác phẩm dễ hơn. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nội dung cơ bản, những vấn đề sâu sắc của tác phẩm bằng một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động tìm hiểu, một số cách thức trong ngoại khóa, hoặc vận dụng công nghệ thông tin…
Đề tài này không phải ngày một ngày hai thực hiện mà bản thân tôi từ khi nhận ra vấn đề, chắt lọc các nguyên nhân đã tiến hành áp dụng và tác động lên các đối tượng mà tôi trực tiếp giảng dạy: lớp 11A2 và 11A3,trường THPT Số 2 Lào Cai. Kết quả cho thấy khi áp dụng các cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm văn học dễ dàng hơn, cho thấy có ảnh hưởng rõ rệt. Đặc biệt sự nhầm lẫn tệ hại về nội dung cơ bản trong tác phẩm không còn.
Hướng dẫn học sinh cách thức nắm bắt tác phẩm văn học một cách dễ dàng có nhiều cách, người viết đưa ra một số cách thức thường áp dụng với đối tượng của mình và thấy có kết quả, có thay đổi để trao đổi cùng các thầy cô.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_mot_so_cach_thuc_giup_hoc_sinh_nam_bat_tac_pham_tot_hon.doc
Đơn -TT SKKN(HÀ VĂN).doc