SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 5 trường TH-THCS Bình Hưng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học
Trước thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đất nước, Đảng ta xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, trẻ em là tương lai của đất nước đang cần được chăm sóc, nuôi dưỡng ngay từ thời thơ ấu. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ đối với đất nước. Vì “Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước phải trọng dụng người tài”. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Do đó, trong những năm qua cải cách, đổi mới và đầu tư cho giáo dục liên tục được chú ý đến. Điều đó đặt ra cho quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Làm được điều đó đòi hỏi phải đổi mới tư duy, đổi mới quản lý giáo dục, trong đó nhiệm vụ đặt ra cho từng môn học và trách nhiệm của giáo viên hết sức cần thiết. Chương trình lớp 5 là chương trình dạy học tương đối khó đối với học sinh, ngoài việc ôn tập hệ thống lượng kiến thức ở các lớp dưới còn có các kiến thức kĩ năng mới, khó và dễ nhầm lẫn. Đặc biệt là lớp cuối cấp học, học sinh không những phải tiếp thu, lĩnh hội được các kiến thức ấy mà còn là hành trang chuẩn bị cho các em tiếp tục học trung học cơ sở. Nhưng để trẻ tiếp nhận có kết quả tốt thì chúng ta không thể chỉ dạy học và nhồi nhét các kiến thức ấy mà chúng ta làm sao vừa khắc sâu kiến thức vừa tạo cho tiết học nhẹ nhàng, trẻ có niềm vui, sự hứng thú trong học tập cho các em. Vì vậy, trước đó, các nhà tâm lí học đã nói rằng: “Hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Đó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động ấy. Một khi đã có hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao”. Ở Tiểu học, trong hoạt động học tập muốn đạt được kết quả cao thì các em cần có hứng thú, cần có sự yêu thích đến trường để thu thập, lĩnh hội những thông tin, nhận được những tri thức, đạt được kết quả cao cho bản thân mình.
Muốn đạt được mục tiêu đó thì không chỉ là giáo dục của nhà trường mà đòi hỏi cần có sự kết hợp của gia đình và xã hội. Giáo viên là nguời thầy, là người mẹ thứ hai của các em. Chính vì thế, chúng ta cần tạo cho các em cảm nhận rằng thầy cô quan trọng, gần gũi, gắn bó, yêu mến chúng như thế nào? Chúng ta là những người thầy, làm sao truyền cho các em hứng thú chứ không phải chỉ là dạy. Horace Mann đã nói: “Người thầy cố gắng dạy nhưng không truyền cảm hứng để học trò muốn học là nện búa vào tấm sắt lạnh”. Nếu chỉ dạy học và nhồi nhét các kiến thức thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí học sinh sợ khi đến trường. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Vì vậy, giáo viên giúp các em thấy rằng: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, phải gây được hứng thú học tập cho các em, lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Ngoài việc truyền đạt cho học sinh các kiến thức phổ thông, giáo viên cần chia sẻ kinh nghiệm sống, tâm tư con người với các em. Một số học sinh cảm thấy lĩnh hội kiến thức rất khó, mà đã “học khó” sinh ra học kém, mất căn bản, ngỗ nghịch, phá phách, chán học, sợ học,…không còn hứng thú đến trường.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_lop.doc