SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT Số 2 Huyện Văn Bàn – Tỉnh Lào Cai
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò then chốt của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục (GD) và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo. Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban bí thư TW Đảng đã ra chỉ thị số 40- CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Chỉ thị nhấn mạnh: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL được chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”.
Bản chiến lược phát triển giáo dục đã xác định đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá để thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng và bức thiết của toàn ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục xây dựng các giải pháp tối ưu nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ Cán bộ quản lí giáo dục.
Ở các trường phổ thông, tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng trong tổ chức nhà trường; thông qua tổ chuyên môn hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trường học, cơ bản nhất là hoạt động dạy học và toàn bộ các hoạt động sư phạm của giáo viên. Tuy chưa có một văn bản nào thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng chuyên môn nhưng lĩnh vực công tác mà đảm nhiệm thực sự là những công việc của một Cán bộ quản lý. Quá trình thực thi nhiệm vụ, người tổ trưởng phải thực hiện toàn bộ chu trình quản lý: xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện đến kiểm tra, giám sát; đưa tổ bộ môn thành bộ phận hữu cơ quan trọng trong các nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo được Đảng và Nhà nước giao. Mặc dù được giao nhiệm vụ quản lý tổ chuyên môn thực thi nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, song hiện nay đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn rất ít được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý (kiến thức và kĩ năng quản lý) một cách bài bản. Các tài liệu viết về lĩnh vực nghiệp vụ quản lý của Tổ trưởng chuyên môn hiện nay rất ít và mới ở mức độ vĩ mô, sơ lược thiếu tính cụ thể. Tổ trưởng chuyên môn thực hiện công tác quản lý tổ bằng kinh nghiệm tự tích lũy hoặc học hỏi các thế hệ đi trước, thiếu sự thống nhất và khoa học. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường phổ thông nói chung và của các tổ chuyên môn nói riêng.
Trong thời gian làm công tác quản lý nhà trường (P.Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, phụ trách trường), qua điều tra khảo sát sơ bộ đội ngũ Cán bộ quản lý ở trường THPT Số 2 Văn Bàn thì các ý kiến đều khẳng định: Tổ trưởng chuyên môn rất cần được bồi dưỡng về kiến thức và kĩ năng quản lý để họ có thể làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_nang_luc_quan_ly_cho_to_truon.doc
BaoCaoTomTat_QuanLi_TranThiThanhHuyen_THPTVB2.doc