SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A ở trường Mầm non Hoa Sữa
Âm nhạc là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm, bồi đắp hồn con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật hết sức gần gũi và nó phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm...
Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ cảm xúc, ngây thơ, trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm nhạc muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết.
Ngoài ra âm nhạc còn được coi là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Mục đích của giáo dục thẩm mỹ là trong khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau như ca hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc là nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp, yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp.
Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non là một mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất vì những ấn tượng về cái hay cái đẹp của âm nhạc mà trẻ tiếp nhận được ở độ tuổi đầu tiên của cuộc đời này không chỉ khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực với âm nhạc mà còn sẽ được giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cả cuộc đời. Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh thức tình cảm con người bằng âm nhạc. Có thể nói giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực cho trẻ.
Nhận thức được vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ nên trong những năm qua trường tôi cũng đã rất quan tâm tới việc giáo dục âm nhạc cho trẻ, như thực hiện chuyên đề về âm nhạc hàng năm cho giáo viên dự giờ - rút kinh nghiệm. Tuy nhiên khả năng của giáo viên còn hạn chế; một số trẻ chưa mạnh dạn hát, múa, tham gia văn nghệ vào các ngày lễ, chưa thể hiện rõ cảm xúc khi nghe nhạc, khả năng hát chưa đúng giai điệu, chưa chính xác lời, …
Là một giáo viên mầm non, luôn có tâm huyết với nghề, tôi mong muốn truyền đạt thật nhiều cảm hứng âm nhạc cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có và bởi âm nhạc luôn là điều mà tất cả các trẻ đều hứng thú khi được tham gia. Chính vì lí do đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao khả năng âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A ở trường Mầm Non Hoa Sữa”.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_kha_nang_am_nhac_cho_tre_mau.doc