SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh theo hướng giáo dục kỉ luật tích cực ở Lớp 12A5 trường THPT Tôn Đức Thắng năm học 2016-2017
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế hiện nay cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh THPT.
Học sinh THPT đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, các em đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em thường thích thể hiện bản thân, tính hiếu động, nông nổi, cảm tính dẫn đến các biểu hiện thiếu tập trung trong học tập, bướng bỉnh, ham chơi, lười học… Vì vậy các em rất dễ mắc lỗi. Việc xử lý học sinh khi các em có mắc lỗi đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hôi, nhà trường và gia đình.
Để giáo dục toàn diện cho con người, Đảng và Nhà nước ta xem giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước”.
Trong thực tế đa phần giáo viên đang rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ cao cả “trồng người”, nêu gương sáng tạo cho học sinh noi theo, là chỗ dựa tin cậy để học sinh bày tỏ tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mình những lúc khó khăn trong cuộc sống. Các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm xử lý rất tinh tế khi học sinh phạm lỗi. Do vậy việc kỉ luật học sinh khi các em mắc lỗi đã là một phương pháp hữu hiệu, nhiều học sinh đã trưởng thành và trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Bên cạnh đó, không ít giáo viên, trong đó có cả giáo viên chủ nhiệm do nhiều nguyên nhân, đã sử dụng các hình thức kỉ luật không phù hợp, làm tổn thương về thể xác cũng như tinh thần của các em, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_theo_huong_g.doc