SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa

Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, do đó mà nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường mất vệ sinh, môi trường sống của chúng ta ngày càng có dấu hiệu bị suy thoái không chỉ bởi nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác bừa bãi, quá mức mà còn bởi thiếu hiểu biết và ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề nóng, cấp bách hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng;

Bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường vì một thế giới ngày mai luôn xanh, sạch, đẹp giống như câu nói “Tất cả vì một thế giới ngày mai – Hãy chung tay bảo vệ môi trường”;

Giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học mầm non. Việc mở rộng hiểu biết cho trẻ mầm non về môi trường và vệ sinh môi trường là rất cần thiết;

Giáo dục môi trường ở trường mầm non sẽ hình thành những phản xạ, những thói quen đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ có thái độ, ứng xử đúng đắn với môi trường, tôn trọng và giữ gìn môi trường, biết cách sống tích cực và thân thiện với môi trường. Cụ thể và gần gũi nhất là hình thành cho trẻ có thói quen tốt (biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết nhặt rác bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bậy lên tường, dẫm đạp lên cây xanh…); có ý thức trong việc bảo vệ môi trường;

Trên thực tế ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường, lớp còn vứt túi nhựa, vỏ bánh trước mặt trẻ. Một số trẻ vỏ sữa uống xong không bỏ vào thùng rác mà ném ở trước lớp, thấy vỏ bánh kẹo ở ngoài sân trường không nhặt bỏ vào thùng rác,… Trước thực tế đó, là một giáo viên mầm non, tôi rất băn khoăn làm thế nào để mỗi phụ huynh, mỗi trẻ đều ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa”.

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 1

Trang 1

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 2

Trang 2

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 3

Trang 3

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 4

Trang 4

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 5

Trang 5

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 6

Trang 6

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 7

Trang 7

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 8

Trang 8

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 9

Trang 9

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 21 trang thuhoai 08/01/2025 790
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_mau.doc