SKKN Giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX - Lớp 10 THPT
Dân tộc Việt Nam ta có lịch sử lâu đời. Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, ca dao...có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử của dòng họ, của địa phương cũng đã ra đời từ khá lâu, có tác dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, Tổ quốc, trong đó có việc giáo dục truyền thống đoàn kết.
“Dựng nước đi đôi với giữ nước” là một trong những đặc trưng quan trọng trong lịch sử nước ta, vì vậy đoàn kết dân tộc là một yêu cầu tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, đó cũng là nguồn sức mạnh vô biên đưa dân tộc Việt vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, làm nên những chiến công vang dội năm châu, bốn biển. Tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết dân tộc đã được văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) từng khẳng định: Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng khối đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, khi yêu cầu đổi mới của toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang đặt ra cấp thiết thì vị trí, vai trò của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cũng không thay đổi, nhất là vai trò của lịch sử với việc giáo dục thế hệ trẻ. Đây là ưu thế sở trường của bộ môn. Với nhận thức trên, nhiệm vụ giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho các thế hệ trẻ có một vai trò to lớn, góp phần định hướng, bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm công dân cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây cũng chính là nhiệm vụ cơ bản trong công tác giảng dạy và học tập lịch sử ở nhà trường phổ thông. Ngược lại, nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho học sinh cũng là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
Trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay cho thấy: nhiều giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức lịch sử đơn thuần mà chưa quan tâm đầy đủ đến kỹ năng giáo dục của bộ môn, cụ thể là giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc chống giặc ngoại xâm; chưa gắn nhiệm vụ hình thành tri thức khoa học lịch sử với giáo dục tư tưởng; chưa thực sự nhạy bén với những biến động to lớn mà thực tiễn đang đặt ra do tác động của cơ chế thị trường.
Mặt khác, hiện nay trước tác động của quá trình toàn cầu hóa làm cho tình hình đạo đức của học sinh đang có nhiều vấn đề báo động, bắt đầu xuất hiện lối sống sai lầm như xa dần bản sắc dân tộc, phủ nhận quá khứ, tiếp thu văn hóa ngoại lai không cần lựa chọn cho phù hợp với điều kiện văn hóa truyền thống dân tộc... Bên cạnh đó, các thế lực phản động trong và ngoài nước cũng không ngừng tuyên truyền, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm chia rẽ dân tộc và phá vỡ khối đoàn kết toàn dân, đặt dân tộc Việt Nam trước nhiều thách thức trong vấn đề an ninh quốc gia.
Trước thực trạng trên, nhiệm vụ của nhà trường phổ thông nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng cần phát huy hơn nữa ưu thế trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là chức năng giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, nhân cách của con người mới, lấy đó làm nền tảng cấu kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc.
Trong chương trình dạy học lịch sử ở cấp THPT thì lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc. Giai đoạn lịch sử này, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,…đã một lòng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. Song song đó là sự cố kết chặt chẽ cộng đồng cùng nhau trong lao động sản xuất để xây dựng và phát triển nước Đại Cồ Việt, Đại Việt hùng mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh thành công cũng có thời điểm do khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt mà nhân dân ta không bảo vệ được nền độc lập, đất nước rơi vào ách thống trị phong kiến phương Bắc. Đây chính là bài học đắt giá mà lịch sử để lại cho các thế hệ đi sau khắc phục. Cho nên, khi dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX cho học sinh lớp 10 THPT giáo viên không chỉ cung cấp cho các em kiến thức khoa học về lịch sử, mà cần phải chú trọng tới việc giáo dục học sinh các truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong đó có truyền thống đoàn kết dân tộc.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
skkn_giao_duc_truyen_thong_doan_ket_dan_toc_cho_hoc_sinh_khi.doc
Bßo cßo t=m t_t hi_u qu_ SK.doc