SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh Khối 10 trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai
Với tư cách là "chiếc chìa khoá cuối cùng mở cửa vào tương lai", giáo dục Việt Nam đang từng ngày đổi mới về hiệu quả và chất lượng nhằm đào tạo một lớp người lao động mới có tri thức, có thể lực phục vụ sự nghiệp đổi mới của Đảng và của dân tộc.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết của Đại hội Đảng đã xác định nhiệm vụ cơ bản của toàn ngành Giáo dục là: "mục tiêu, nội dung chương trình phải được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới. Chú trọng GDQP - AN và bồi dưỡng nhân cách người học. Mau chóng tiếp thu có chọn lọc chương trình đào tạo của các nước phát triển phù hợp với yêu cầu đất nước". Vì lẽ đó, trong những năm qua ngành GD&ĐT Tỉnh Lào Cai đã tập trung cho đổi mới chương trình các cấp học, coi đó là công cụ cơ bản để đổi mới hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục.
Ngoài ra cũng để thực hiện Nghị quyết số 40 và 41 của Quốc hội khoá X thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu: "Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ..."
Để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Quốc Hội khóa X và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, việc đổi mới phương pháp giảng dạy có vai trò, vị trí rất quan trọng trong mục tiêu giáo dục của toàn Ngành.
Giáo dục quốc phòng- an ninh là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung học Phổ thông ( THPT) nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng quốc phòng, quân sự, an ninh cần thiết. Bên cạnh đó giáo dục truyền thống, thái độ trách nhiệm của công dân với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện đồng thời củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Từ năm 2007 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn học Giáo dục quốc phòng- An ninh vào trường THPT và trở thành môn học chính khóa. Với 35 tiết học, trong đó lý thuyết chiếm 52% nội dung chương trình. Những nội dung về lý thuyết chứa nhiều kiến thức xã hội nhân văn, kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học quân sự chính vì vậy cần phải có sự liên hệ với kiến thức thực tiễn vào bài giảng để kích thích hứng thú học tập của học sinh. Qua đó giúp các em có sự liên hệ chặt chẽ, hiểu biết sâu hơn về kiến thức Quốc phòng- An ninh. Đòi hỏi người giáo viên GDQP-AN phải có phương pháp giảng dạy hợp lý, hiệu quả nhằm giúp học sinh có sự say mê, yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn khi học môn GDQP-AN.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- skkn_doi_moi_phuong_phap_giang_day_ly_thuyet_mon_giao_duc_qu.doc
- Bia SKKN 1.doc
- Don SKKN + BC tom tat 2014.doc