Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày nay, trong sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về lĩnh vực kinh tế, xã hội… của các nước trong khu vực cũng như của toàn cầu. Chính vì vậy mà lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, ngày càng trở nên vô cùng quan trọng cho mọi quốc gia nói chung, cho giáo dục Việt Nam nói riêng.

Nhận thức rõ điều đó Đảng và nhà nước ta đã xác định Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai đất nước. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Trong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam đã đổi mới và chuyển biến mạnh mẽ. Cụ thể: Từ năm học 2011-2012 Giáo dục Việt Nam đã có bước đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều; thay vào đó là : Phát huy tính tự học, tự giải quyết vấn đề, tự quản, tự phục vụ, tự tin, tự đánh giá và tương tác lẫn nhau một cách tích cực (Mô hình trường học mới – VNEN). Bên cạnh đó mục tiêu giáo dục tiểu học đã chỉ rõ: Giáo dục là nhằm đào tạo nên những con người phát triển toàn diện về “Đức – Trí – Thể - Mĩ”.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đã đang tiếp tục thực hiện đổi mới về nội dung, chương trình sách giáo khoa của các bậc học; tiếp tục duy trì phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời nhà trường phát động tới tất cả các giáo viên tiếp tục hưởng ứng phong trào trên bằng việc: "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực".

Vậy lớp học thân thiện là lớp học như thế nào? Chúng ta có thể hiểu: “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử công bằng và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “ thân thiện” là hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ, sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người. Trường học thân thiện, được bắt nguồn từ sứ mệnh của lớp học thân thiện và ý thức trách nhiệm của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội. Nó không chỉ dừng ở thái độ bên ngoài trong quan hệ ứng xử. Lớp học thân thiện, trước hết phải là nơi tạo được mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền bình đẳng, tinh thần hợp tác chia sẻ, chung sống hòa bình, dân chủ cho trẻ. Lớp học thân thiện là lớp học có chất lượng giáo dục một cách toàn diện về “Đức – Trí – Thể - Mĩ” cho người học và không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục; cô giáo/ thầy giáo phải thân thiện trong dạy học, tôn trọng và ứng xử công bằng trong việc đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh; đánh giá một cách chính xác, công bằng, khách quan với bằng cả trái tim mình và bằng lương tâm nghề nghiệp.

Trường học thân thiện là nơi có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa đến tinh thần và tính mạng của học sinh. Trường học thân thiện là tất cả các lớp học có cơ sở vật chất đảm bảo; với môi trường sống thiết yếu cho con người và thiên nhiên như: Có đủ nước sạch để các em uống hàng ngày, có cây xanh, hoa lá, các hình ảnh trang trí mang tính giáo dục học sinh và có góc thư viện lớp học, góc tuyên truyền, ... Trường học thân thiện phải là nơi tạo lập sự bình đẳng giới; là nơi xây dựng thái độ và giáo dục các hành vi ứng xử, biết tôn trọng bình đẳng nam nữ; là nơi giáo dục kĩ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ mình, biết sống khẻo, an toàn, biết phòng ngừa các tệ nạn xã hội...

Trường học thân thiện, là môi trường mà trẻ sẽ cảm nhận được sự thoải mái, khi việc học tập của mình vừa gắn với kiến thức trong vở, vừa được trải nghiệm của chính bản thân qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tập thể, làm cho trẻ có cảm nhận “Học mà như chơi, chơi mà như học”, cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trong môi trường phát triển toàn diện này, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu khiến thức dưới sự dìu dắt của thầy/ cô giáo, gắn chặt giữa học và hành để góp phần hình thành nhân cách của trẻ.

Còn “Học sinh tích cực” là biết chủ động, sáng tạo trong học tập, biết xây dựng và nâng cao dần thói quen tự học, tự tìm tòi kiến thức, tự đề xuất và góp ý, mạnh dạn, tự tin vào bản thân, biết chia sẻ với bạn bè và biết thắc mắc với thầy cô giáo khi chưa hiểu bài.

Biết coi trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tại địa phương, có ý thức thức bảo vệ, chăm sóc cảnh quan, môi trường, ở lớp, ở trường và nơi công cộng. Nhiệt tình trong công tác hoạt động văn nghệ, thể dục-thể thao. Có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động tập thể.

Như vậy, trong việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc " Xây dựng lớp học thân thiện - học sinh tích cực" vai trò của thầy/ cô giáo có ý nghĩa hết sức qua trọng. Để thực hiện tốt cuộc vận động này, chúng ta phải từng bước xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn giỏi, để đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời kỳ phát triển. Theo đó, trong môi trường học tập thân thiện dưới sự dạy dỗ của thầy giáo/ cô giáo, các thế hệ học sinh sẽ năng động, sáng tạo, tích cực hơn, hoàn thiện hơn về nhân cách con người mới. Các em sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 24 trang thuhoai 19/07/2024 980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sin.doc