Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tiết sinh hoạt lớp tích cực - thoải mái - hứng thú - hiệu quả
Như chúng ta đã biết, trong phân phối chương trình giảng dạy ở tiểu học, ngoài các tiết học văn hóa như: Toán, Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí,…còn có tiết sinh hoạt lớp vào các buổi dạy cuối tuần. Tiết học này sẽ đánh giá mọi hoạt động của lớp trong tuần vừa qua và định hướng các hoạt động của lớp trong tuần tiếp theo. Thông qua tiết sinh hoạt lớp sẽ phát triển được các năng lực và phẩm chất, rèn các kỹ năng cho các em như: năng lực giao tiếp, hợp tác, tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, kĩ năng tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản thân và bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên, bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, sự gắn bó, chia sẻ cảm thông với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường lớp. Từng tiết sinh hoạt lớp sẽ mang lại cho các em những bài học quý báu giúp các em vững tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau xưa nay trong nhà trường thường chú trọng hơn đến các giờ dạy văn hóa mà chưa quan tâm nhiều đến việc quản lí, tổ chức, dạy và học tiết sinh hoạt lớp. Tiết sinh hoạt lớp thường không được giáo viên coi trọng, hay tổ chức qua loa, chưa thực sự hiệu quả. Học sinh chưa được nói lên suy nghĩ của bản thân, chưa được tôn trọng, chưa có sự công bằng giữa các học sinh. Giáo viên thường là người nói nhiều, tự đưa ra phán xét và cách giải quyết mà chưa thật sự thông qua ý kiến của học sinh. Hầu như các em học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của giờ học này, do đó có thái độ học tập chưa thật sự tích cực, không hứng thú.
Ngoài việc hướng dẫn người học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách hứng thú và khoa học theo hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp còn có vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục, góp phần vô cùng quan trọng vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện cho người học sinh.
Không có lớp học nào giống lớp học nào, có lớp có nhiều học sinh ngoan nhưng lại có lớp nhiều học sinh cá biệt, ở đó mỗi em sẽ có một hoàn cảnh khác nhau. Do đó để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải thật tâm huyết với nghề, phải có tình yêu thương vô điều kiện đối với các em, ngoài ra cần phải phối hợp chặt chẽ với xã hội, nắm vững mối quan hệ gia đình – nhà trường và xã hội. Đây cũng chính là điều mà bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng luôn trăn trở.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiemxay_dung_tiet_sinh_hoat_lop_tich_cuc_th.docx