Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Mây
Người xưa có câu:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thửa con còn bé thơ
Kinh nghiệm trên cho thấy, giáo dục là một quá trình bắt đầu từ rất sớm, sau đó hình thành và rèn luyện có khi suốt đời. Môi trường giáo dục đầu tiên của phần lớn mọi người là từ gia đình và người thầy, cô giáo đầu tiên của mỗi chúng ta là cha mẹ và những người ruột thịt thân yêu. Trong môi trường đầu tiên ấy, chúng ta có thể học tập được gì? “Học ăn , học nói, học gói, học mở”, nghĩa là chúng ta phải học những cái từ đơn giản đến phức tạp, từ tự phát lên tự giác, từ bắt chước rồi trở nên thuần thục, hình thành thói quen…vv
Tuy nhiên người xưa cũng có câu: “ Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” hay “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Vậy nên môi trường học tập của chúng ta không thể tù túng, chật hẹp mãi. Từ môi trường gia đình ban đầu, theo năm tháng, chúng ta lại đến với những môi trường giáo dục lớn hơn, học tập nhiều hơn và nỗ lực không ngừng nghỉ.
Và bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi: Khi chúng ta là những người đang đứng trên bục giảng, sống trong thời kì công nghệ số 4.0 cũng không thể chấp nhận lối tư duy giáo dục trì trệ, lối mòn? Học sinh của chúng ta cần gì để có tâm lí học tập vui vẻ và hình thành kĩ năng sống độc lập, tự tin và mang lại thành công? Chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào thành tựu chung của giáo dục Việt Nam hay không?
Không thể phủ nhận giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn đều đang cố gắng đi tìm con đường phù hợp nhất. Từ việc tích hợp các chủ đề trong các tiết học như giáo dục môi trường; giáo dục đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục an ninh quốc phòng đến tích hợp liên môn, rồi kĩ năng sống và chỉnh thể của những tích hợp ấy là mục tiêu phát triển năng lực phù hợp với đặc trưng của từng môn học.
Ngữ văn là một môn học có tính chuyên biệt, được xem là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Vì thế phát triển năng lực ở bộ môn này cũng có những đặc tính riêng. Xuất phát từ mong muốn giúp học sinh lớp 6 vừa từ Tiểu học lên còn nhiều bỡ ngỡ với cách học mới, phương pháp mới, môi trường học tập mới và nhiều môn học mới nên tôi đã chọn đề tài là: “Ứng dụng giáo án phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Ngô Mây”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_giao_an_phat_trien_nang_luc_h.doc