Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
Đất nước ta trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển, càng mở cửa phải càng giữ gốc. Môn Lịch sử là một trong những môn học để giữ gốc, cái gốc vốn rất lâu đời, bền vững và tốt đẹp của dân tộc ta. Để hoàn thành được nhiệm vụ giữ lấy cái gốc hơn bốn nghìn năm văn hiến của dân tộc, chính là một phần trách nhiệm của những giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử. Trong hệ thống giáo dục ở trường THCS, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức, văn hóa, chính trị. Tư tưởng phẩm chất đạo đức và phong cách sống. Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò to lớn trong việc tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. giúp các em thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là xã hội loài người, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
Năm học 2018 - 2019 là năm học tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, khả năng tư duy của người học. Học sinh tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn. Học sinh được sáng tạo, trải nghiệm... bản thân tôi là giáo viên dạy môn Lịch sử, tôi nhận thấy thực tế hiện nay- dạy học môn Lịch sử vẫn chưa hoàn thành tốt sứ mệnh của mình. Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn chủ yếu dạy học bằng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên lo truyền đạt hết những nội dung mà thầy cô cho chép. Do đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây hứng thú cho học sinh. Về phía học sinh, chưa chú tâm học tập, nhiều em vẫn cho rằng môn Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, môn Lịch sử là môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là những gì đã xảy ra không thể thay đổi. Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú học tập cho học sinh đi là điều không thể thiếu trong giờ học Lịch sử. Vì thế đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử ở trường THCS là việc làm vô cùng cần thiết để thông qua đó giáo viên dễ hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh giúp các em nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung của bài.
Hòa chung xu thế phát triển của xã hội ngày nay, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy là việc làm cần thiết và mang tính tất yếu, góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất cần thiết của người công dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Và đối với môn Lịch sử, sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy là một việc làm rất cần thiết, giúp các em dễ hình dung lại sự phát triển của xã hội loài người và gây hứng thú học tập cho học sinh.
Thực hiện chỉ thị số 2919/CT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 08/8/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019.Căn cứ Quyết định số 2173/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu về kế hoạch thời gian năm học 2018 - 2019 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;Thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019;Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2018 - 2019 của phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Vũng Tàu; Căn cứ vào Công văn 5555/ BGDĐT của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 8 tháng 10 năm 2014 về thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Đồng thời Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu là: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông và đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục; Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.doc