Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận Truyện Kiều (Nguyễn Du) từ không gian và thời gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về các thế giới mà con người đang sống đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tiểu thuyết lưu lạc kể về một kể về một cuộc đời ba chìm bảy nổi. Đặc điểm của tiểu thuyết lưu lạc, cũng như một tiểu thuyết phiêu lưu nói chung là xuất hiện liên tục của nhiều không gian xa lạ. Sau mỗi biến cố, nhà văn lại ném vào không gian mới đầy xa lạ, nhiều hiểm hoạ. Trong mười lăm năm lưu lạc giang hồ Kiều đã bỏ quê hương Bắc Kinh tỉnh Hà Bắc, theo Mã Giám Sinh về lầu xanh ở Lâm Truy, tỉnh Sơn Đông. Sau khi được Thúc Sinh cứu, nàng bị lũ Ưng Khuyển bắt về nhà Hoạn Thư ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Trốn khỏi nhà Hoạn Thư. Kiều rơi vào nhà họ Bạc và bị bán về Châu Thai, tỉnh Triết Giang. Sau khi Từ Hải chết, Kiều tự tử ở sông Tiền Đường và trôi dạt về quận Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến. Tại đây nàng may mắn gặp lại Kim Trọng và gia đình theo chàng tới nơi trị nhậm. Quả là một không gian lưu lạc nghìn dặm! Tuy nhiên, bảng liệt kê các không gian địa lí không đặc trưng cho không gian nghệ thuật của truyện. Đó chỉ là cái nền khách quan bề ngoài tạo nên cái không gian lưu lạc mênh mông, mịt mù của tiểu thuyết.
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn liền với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giới hạn giá trị con người. Không gian nghệ thuật có thể xem là một "không quyển" tinh thần bao bọc cảm xúc ý thức con người, là một hiện tượng tâm linh nội cảm, chứ không phải là một hiện tượng vật lý và địa lý. Không gian địa lý, vật lý xung quanh chỉ là yếu tố mang không gian sự sống của con người.
Không gian trước lưu lạc bao giờ cũng là một không gian bình ổn, vững chãi, tượng trưng cho giá trị chuẩn mực. Không gian trong Truyện Kiều cũng vậy nhưng đó cũng là không gian cung cấm, giam hãm mà Kiều sẽ phải thoát ra để đi theo tiếng gọi của hạnh phúc. Vì thế Truyện Kiều cũng là tiểu thuyết giải thoát. Giải thoát và lưu lạc, hai tính chất của cuộc đời Kiều.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tiep_can_truyen_kieu_nguyen_du_tu_khon.doc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SKKK.moi-2014 (1).doc
BÌA SKKN Huong 2014.doc