Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài ôn tập – môn Địa lí Lớp 12 ban Cơ bản
Hiện nay trong quá trình dạy học kiểu bài ôn tập, chúng ta vẫn thường sử dụng cách dạy truyền thống với các bước cụ thể là:
- Bước 1: Giáo viên hệ thống kiến thức bằng các gạch đầu dòng
- Bước 2: Đàm thoại, nêu vấn đề để học sinh tái hiện lại nội dung
- Bước 3: Giao câu hỏi, bài tập để học sinh dựa vào kiến thức đã học giải quyết
- Bước 4: Giáo viên chữa nội dung, chốt lại các trọng tâm ôn tập.
Với cách dạy này, giáo viên không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị nội dung, phương pháp, phương tiện bởi vì:
- Hầu hết nội dung được đề cập đến trong bài đều là nội dung giáo viên đã giảng dạy ở các bài trước đó, học sinh đã có nội dung ghi chép trong vở. Giáo viên chỉ cần thiết kế một số câu hỏi, bài tập tương ứng với nội dung để hướng dẫn học sinh giải quyết trong giờ ôn tập là được.
- Phương tiện sử dụng cũng đơn thuần là hệ thống bản đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê hoặc các biểu đồ đã được sử dụng từ các tiết dạy trước.
- Phương pháp chủ đạo là đàm thoại nêu vấn đề, hướng dẫn, làm mẫu ....
Học sinh cũng không cần chuẩn bị nhiều cho bài ôn tập được tổ chức theo cách dạy truyền thống này bởi nội dung ôn tập đã được ghi cẩn thận trong vở qua từng bài học.
Với cách dạy học như trên, sau giờ ôn tập các kiến thức được hệ thống một cách đầy đủ, chi tiết song không phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh, không phân loại được đối tượng học sinh trong giờ ôn tập. Sau bài ôn tập, mọi học sinh đều được khái quát hóa các chủ đề kiến thức, giải quyết các bài tập như nhau. Điều đó dễ gây nhàm chán cho học trò, nhất là các em có năng lực nhận thức tốt hoặc gây áp lực về kiến thức đối với những học sinh có nhận thức chậm, yếu.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_ki.doc
Bao cao tom tat hieu qua Sk.doc
BIA.doc
Don de nghi cong nhan sang kien.doc
muc luc.doc