Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận

Bài nghị luận xã hội có hai dạng: Nghị luận (bàn bạc) về một tư tưởng, đạo lý, nghĩa là trao đổi, thảo luận về một ý kiến, một quan điểm. Ví dụ: Suy nghĩ về quan điểm “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hay “Học thầy không tầy học bạn” hoặc “Hạnh phúc là đấu tranh”... Dạng thứ hai là nghị luận về một hiện tượng đời sống, yêu cầu người viết trình bày nhận thức, quan điểm về những hiện tượng đáng lưu ý, “có vấn đề” trong đời sống. Ví dụ suy nghĩ về hiện tượng học sinh nữ đánh nhau; suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ đi học ở nước ngoài không trở về Việt Nam làm việc; về hiện tượng tệ nạn xã hội trong giới trẻ…

Dạng thứ nhất (Nghị luận về tư tưởng, đạo lý) cấu trúc bài làm luôn có ba phần:

- Giải thích, nêu vấn đề cần nghị luận

- Bàn luận: ý nghĩa, mặt đúng, mặc tích cực; mặt tiêu cực, cần bổ sung…

- Bài học nhận thức và hành động: Nên suy nghĩ thế nào, hành động ra sao, liên hệ bản thân.

Dạng thứ hai ( nghị luận về hiện tượng đời sống) cấu trúc cũng có ba phần:

- Nêu ý nghĩa của hiện tượng: Hiện tượng đó phản ánh điều gì, xu hướng gỡ.

- Giải thích nguyên nhân hiện tượng.

- Đề xuất giải pháp, phương hướng khắc phục, cách ứng xử.

Nhiều thí sinh mất điểm vì viết lan man, bài dài nhưng không có ý. Nếu trình bày đúng cấu trúc như trên, bảo đảm suy nghĩ không chệch hướng, và dễ đạt điểm cao. Bài nghị luận xã hội người viết có quyền trình bày quan điểm, tư tưởng, kinh nghiệm sống riêng, song để thuyết phục được người đọc thì bài văn bao giờ cũng phải đi theo một mạch tư duy sáng rõ, mạch lạc.

Muốn làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội, thí sinh nên quan tâm đến những vấn đề xã hội, những quan niệm về lư tưởng, hạnh phúc, tình yêu, tình bạn…và tạo cơ hội tranh luận, “vặn vẹo” đúng sai, giải thích nguyên nhân, nêu quan điểm, giải pháp. Lâu dần sẽ rèn luyện khả năng nhận thức vấn đề nhanh, tranh biện sắc sảo, thuyết phục.

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 19 trang thuhoai 17/02/2025 380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_lam_van_nghi_luan.doc
  • docBÁO CÁO TÓM TẮT SKKN 2014- B.HUYỀN.doc
  • docBìa SKKN 2014-B.Huyền.doc