Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12

Như chúng ta đã biết, kịch là một loại hình sân khấu, đồng thời là một trong ba phương thức phản ánh của văn học. Sự tồn tại của phương thức kịch bên cạnh phương thức tự sự và trữ tình đã phản ánh quy luật tất yếu là văn học nghệ thuật phải tiếp cận và tái tạo hiện thực đời sống một cách toàn diện. Nếu vương quốc riêng của thơ là những cung bậc cảm xúc trữ tình sâu lắng, tiểu thuyết là những mảng không gian bề bộn, nhiều tầng, nhiều vỉa thì kịch là những xung đột gay gắt, những va chạm, đụng độ quyết liệt đòi hỏi phải được giải quyết bằng hành động.

Là một thể loại văn học, kịch bản văn học chỉ được thực sự khai thác trọn vẹn khi được biểu diễn trên sân khấu. Như vậy, kịch vừa có cái riêng của văn học lại vừa có cả cái chung của sân khấu. Phần thuộc về văn học là phương diện kịch bản, phần thuộc về sân khấu là nghệ thuật trình diễn. Bằng những ưu thế riêng của nghệ thuật dàn dựng, nghệ thuật diễn xuất âm thanh, màu sắc, ánh sáng trang phục, các nghệ sĩ sân khấu đã tái hiện một cách trực tiếp và sinh động nội dung của kịch bản văn học trên sàn diễn. Nói cách khác, trình diễn là nghệ thuật nhằm âm thanh hoá, , vận động hoá, hình tượng hoá kịch bản. Dĩ nhiên là không phải bất cứ một kịch bản văn học nào cũng có điều kiện dàn dựng trên sân khấu, người ta vẫn có thể thưởng thức tác phẩm bằng cách đọc và nghe kịch bản qua ra-đi-ô. Nhưng, kịch bản không thể thay thế và bộc lộ được đầy đủ vẻ đẹp của một tác phẩm kịch như đựơc trình diễn trên sân khấu. Quy trình sáng tạo từ kịch bản văn học đến vở diễn sân khấu là con người đa dạng hoá hình tượng kịch bản bằng phép lợi thế của bộ môn nghệ thuật tổng hợp này. Những nhà viết kịch nổi tiếng thế giới như Mô-li-e, Gô-gôn, Sếc-xpia, Sê-khốp....đều thừa nhận mối liên hệ mang tính chất sống còn giữa kịch bản văn học và bộ môn nghệ thuật sân khấu, trong đó, vai trò, ý nghĩa của kịch bản văn học được đặc biệt nhấn mạnh. Đó là linh hồn, là cái gốc cho sự thành công mang ý nghĩa trọn vẹn này.

Trong chương trình Ngữ văn THPT, số lượng tác phẩm kịch được đưa vào rất hạn chế. Sự hạn chế này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng rõ ràng học sinh đã không còn mặn mà với kịch, không thích xem kịch lại càng không muốn đọc kịch bản bằng ngôn ngữ khô cứng. Mặc dù giáo viên đã có nhiều hình thức như đọc phân vai, cho tập diễn một hoạt cảnh, một phân đoạn hoặc tải một đoạn kịch trên truyền hình để các em thưởng thức nhưng vẫn không thể làm thay đổi thực tế. đa số học sinh không thờ ơ với tác phẩm kịch, học chiếu lệ, cho qua, thậm chí không học. Bởi vậy, kết quả kiểm tra thường rất thấp.

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 11 trang thuhoai 24/03/2025 100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_doc_hieu_tac_pham_ki.doc
  • docTom tăt SKKN_2013_2014_Thu_THPTLC4.doc