Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình là một hoạt động nằm trong chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non, nhằm cung cấp kiến thức sơ đẳng về tạo hình cho trẻ thông qua đó phát triển khả năng quan sát tri giác, phân biệt, khả năng phân tích tổng hợp các thao tác tư duy trực quan. Góp phần giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ ở 5 lĩnh vực: thẩm mỹ, nhận thức, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, thể lực.

Hoạt động tạo hình hoạt động nghệ thuật mà bản chất của nó là sáng tạo ra cái đẹp. Đối với trẻ em, hoạt động tạo hình có vai trò trong nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng. Trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình thành về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng, hình tượng. Từ đó, khẳng định hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động tích cực để phát triển các khả năng hoạt động trí tuệ ở trẻ. Những hoạt động trí tuệ bao gồm có: ghi nhớ, phân tích, so sánh, sáng tạo…

Ở trẻ, sự sáng tạo thể hiện bằng trí tưởng tượng phong phú dựa trên những kiến thức kỹ năng đã hình thành. Nếu người lớn cho trẻ quan sát một bức tranh, bé có thể kể thành một câu chuyện có tình tiết, có logic, biết đặt tên cho bức tranh theo ý tưởng và kinh nghiệm riêng của mình. Còn khi xem những hình tròn, hình vuông, hình tam giác… trẻ sẽ vẽ chúng thành những thứ bé thích, ví dụ ông mặt trời, ngôi nhà, cái đầu của con chuột…. Vậy là trẻ đã sáng tạo.

Trẻ sáng tạo với cái "tôi" đầy cá tính. Thật vậy! Chúng ta nhận thấy trẻ ở độ tuổi 3-6 tuổi thỉnh thoảng vẽ bậy lên tường hay bày bừa ra nhà, đơn giản là vì bé hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Vốn có bản tính hiếu động, trẻ luôn đầy ắp ý tưởng sáng tạo trong đầu. Trẻ có thể đổ đầy nước ra sàn nhà hay bôi vẽ những mảng đất sét lên khuôn mặt lấm lem, bê bết bùn đất. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường vì từ ba tuổi trở đi, trẻ đã bắt đầu ý thức được cái tôi của mình như một chủ thể riêng biệt, không còn quá gắn bó, quá phụ thuộc người lớn như trước, trẻ ý thức được ý muốn của mình, khả năng của mình và muốn khẳng định mình như một cá nhân độc lập, tuy nhiên nếu người lớn vẫn đối xử với trẻ như cũ, bé có thể sẽ rụt rè, nhút nhát và không dám thử sức.

Ở trẻ Mẫu giáo nhỡ, trẻ đã có một ít những kỹ năng tạo hình. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa có sự khéo léo, tỉ mỉ và hoạt động tạo hình chủ yếu là tô, vẽ. Trẻ chưa được trải nhiệm nhiều như làm tranh bằng những nguyên liệu khác nhau.

Hoạt động tạo hình ở lớp mà giáo viên tổ chức với các hình thức nhóm, hoặc cá nhân. Những đứa trẻ được hoạt động cùng nhau tạo nên sản phẩm chung. Sự tương tác, hợp tác trong các hoạt động đó có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, thói quen làm việc đến nơi đến chốn, khả năng vượt khó để đạt mục đích, thói quen biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc và điều hòa giữa lợi ích chung với lợi ích của cá nhân.

Hoạt động tạo hình góp phần to lớn và có ý nghĩa trong giáo dục thẩm mỹ. Ở trường Mầm non, thông qua rất nhiều các hoạt động như: hoạt động vui chơi, hoạt động âm nhạc, hoạt động văn học, làm quen với toán…đều có thể phát triển khả năng tạo hình và sự sáng tạo trong tạo hình cho trẻ. Qua quá trình thực hiện các sản phẩm tạo hình, hoặc củng cố ôn luyện đều có thể lồng ghép tạo hình vào đó. Trẻ được : vẽ, nặn, xếp hình, xé, dán… và có nhiều điều kiện thuận lợi để vận dụng tích cực vốn biểu tượng - hình tượng đã tích lũy được nhằm phối hợp, xây dựng biểu tượng -hình tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hình của trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 22 trang thuhoai 05/07/2025 20
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy trẻ 4-5 tuổi sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_tre_4_5_tuoi_sang.docx