Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Để thực hiện tốt chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" thì môi trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của chuyên đề.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Trẻ em lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh. Đặc điểm tư duy của trẻ của trẻ là tư duy trực quan hành động trẻ học bằng chơi, học bằng hình ảnh cụ thể, học ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy nơi trẻ tiếp xúc phải chứa đựng được tất cả các yếu tố mà trẻ có thể học tập được và môi trường phải đảm bảo tính thẩm mỹ mang tính sư phạm, tính giáo dục cao.
Môi trường lớp học ở trường mầm non với các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trong những năm gần đây giáo dục mầm non có nhiều thay đổi, đặc biệt từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình Giáo dục mầm non sau sửa đổi theo Thông tư 28, thì vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Nhưng thực tế, việc thực xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập Mỗi đơn vị, giáo viên thực theo cách thức quan điểm riêng, chưa có chiều sâu. Môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi…

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_xay_dung_moi.doc