Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi)

Trẻ em là nguồn hạnh phúc, niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống.

- Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non thực hiện công tác nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3- 72 tháng tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách hướng đến việc phát triển tiềm năng và năng lực tối đa ở trẻ nhấn mạnh việc hình thành những kỹ năng cần thiết cho bản thân, phù hợp với gia đình, cộng đồng, địa phương, xã hội để chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ hoàn thiện hơn, chúng ta cũng đã biết, trẻ em như tờ giấy trắng, nếu chúng ta khéo vẽ thì tròn, vẽ không khéo thì méo mó, mục tiêu của giáo dục mầm non là “ Hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” việc thực hiện mục tiêu đó được thực hiện trong suốt thời gian trẻ học ở trường mầm non. Thông qua các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ vì vậy việc rèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động thường ngày ở các trường mầm non vẫn luôn được chú trọng.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ Trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục- Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống .

Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức, cách biết úng xử biết kiểm soát giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngàycủa trẻ.

Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 35 trang thuhoai 09/06/2024 970
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_hinh_thanh_ky_na.doc