Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3A2 trường Tiểu học Lê Quý Đôn
Như chúng ta đã biết trẻ em là những chủ nhân tương lai của Đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển tương lai sau này. Học sinh tiểu học nói chung và các em lớp 3 nói riêng là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục cho các em rèn luyện hành vi ứng xử, hình thành nhân cách một cách toàn diện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Hầu hết các trường học ở nước ta hiện nay đều đề cao khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn". Học sống làm người trước rồi mới học chữ để hành nghề. Chưa bao giờ vấn đề giáo giáo dục cho học sinh lại trở nên cấp thiết như hiện nay. Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn đề cao việc giáo dục cho các em không chỉ học tập mà còn học về đạo đức cách sống cách làm người công dân tốt như thế nào?. Chính vì thế các em phải rèn luyện thói quen, nề nếp, nội quy; phải biết cách áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó hình thành các thói quen cần thiết cho mình.
Giáo dục là nền tảng của xã hội, nền giáo dục được chú trọng làm tiền đề để quyết định sự phồn vinh của Đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn.
Vì vậy sự nghiệp đào tạo con người mới XHCN, giáo dục, đào tạo của nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục tỉnh nhà, thị xã nhà nói riêng. Bản thân tôi đã phần nào thấm nhuẫn nguyên lí của Đảng về việc giáo dục, về đào tạo cho thế hệ tương lai của chủ nhân của đất nước. Hiểu rõ mục đích của nhà trường Tiểu học là tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát triển toàn diện về năng lực thẩm mỹ. Muốn đạt được thành công đó. Ngay từ ban đầu phải xây dựng cho các em thành một khối thống nhất, nhân trí, thân ái, đoàn kết, thương yêu nhau, có tác phong đúng đắn, mang bản sắc truyền thống ngàn đời để lại của dân tộc ta.
Tôi nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Đó là trách nhiệm, là niềm vinh quang, tự hào của những người làm công tác giáo dục như chúng tôi. Tôi suy nghĩ phải làm gì đây để xây dựng và hình thành cho các em phẩm chất, trình độ tốt ngay từ bây giờ, học tập và ý thức trách nhiệm của các em đối với bản thân, với tập thể lớp, trường và cộng đồng, xã hội.
Học sinh Tiểu học ngây thơ, hồn nhiên trong trắng như tờ giấy trắng. Tôi hết sức tự hào khi mình là người đầu tiên được cầm bút viết lên tờ giấy trắng đó. Niềm tự hào bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm đối với các em, với giáo dục và xã hội. Lương tâm của một giáo viên mách bảo tôi phải uốn nắn kịp dần cho các em hình thành có ý thức nội quy, nề nếp đã được quy định. Quan tâm, động viên, giúp các em từ việc nhỏ đến việc lớn tạo hành trang cho các em mang theo vào cuộc sống sau này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc