Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT hiện nay
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. Năm 2008 Bộ Giáo Dục đã phát động cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để hưởng ứng phong trào này trường THPT Quang Trung chúng tôi đã phát động thi đua mỗi cán bộ công nhân viên, giáo viên và học sinh trong toàn trường. Với tư cách là một người làm công tác giáo dục và cũng thường xuyên làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy đây là một nhiệm vụ rất to lớn để góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Phong trào này có thể thành công hay không phải dựa trên cơ sở của việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một công việc giáo dục đặc biệt, chuyên biệt có tính quy luật riêng đòi hỏi thời gian và phương pháp tác động nhất định đến ý thức, tính cách và hành vi của các em, nhất là học sinh lứa tuổi đang học THPT. Mỗi học sinh là một cá nhân cụ thể, sinh động, có cuộc sống riêng trong một hoàn cảnh riêng, tính cách riêng. Việc tác động trực tiếp đến thế giới tinh thần của học sinh đến ý nghĩ, tình cảm của các em nhằm mục đích thúc đẩy các em suy nghĩ và hành động đúng đắn, giúp các em tự tin hơn vào bản thân mình. Đây là một công việc cực kỳ khó khăn đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn nại, người thầy không chỉ có “tâm” mà còn phải có sự tinh tế, khéo léo, có nghệ thuật để ứng xử cho phù hợp. Người giáo viên chủ nhiệm sẽ là người hướng dẫn đắc lực có uy tín, là người có lòng yêu thương học sinh, lòng nhân hậu cao cả và năng lực truyền cảm hứng vào thế giới tâm hồn của học sinh. Để học sinh phát triển toàn diện ta cần phải kết hợp nhiều phương pháp giáo dục.
Trên thực tế mỗi giáo viên chủ nhiệm muốn làm tốt vai trò của mình đều có nhưng phương pháp, những cách giáo dục riêng. Dù với phương pháp nào đi nữa thì mục đích chung của chúng ta đó là giúp học sinh hoàn thiện bản thân, định hướng giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để tự hoàn thiện mình về mọi mặt. Là giáo viên chủ nhiệm ta phải làm gì để các em yêu thích đến trường, tập trung vào học tập cũng như phát triển nhân cách trong khi những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động vào trường học? Đó là những băn khoăn suy nghĩ của tôi trong mười năm làm công tác chủ nhiệm, bởi vậy tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, nhiều phương pháp mới để giáo dục, quản lí lớp chủ nhiệm một cách hiệu quả nhất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_phan_giao_duc_dao.doc