Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non

Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó , quý trọng nó.”

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em . Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người . Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.

Ngay từ khi mới sinh, trẻ có năng lực nghe và phân biệt âm thanh, tuy nhiên, trẻ bắt đầu lĩnh hội ngôn ngữ nhờ quá trình tương tác bằng ngôn ngữ với người chăm sóc trẻ. Trong lúc người lớn tương tác với trẻ, trẻ quan sát và bắt trước cử động của miệng, lưỡi của người chăm sóc và cố gắng phát ra âm thanh. Năng lực phân biệt âm thanh phát triển mạnh nhất từ lúc trẻ mới sinh cho đến khi cuối tuổi mẫu giáo.

Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Không có ngôn ngữ, con người không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được. Công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Tư duy của con người có thể hoạt động được cũng chính nhờ có phương tiện ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ biện chứng có tác động qua lại và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau. Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển theo. Ngược lại, tư duy phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không diễn ra được. Ngôn ngữ làm cho các kết quả của tư duy được cố định, do đó có thể khách quan hóa nó cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy với các sản phẩm của nó thì ngôn ngữ chỉ là những âm thanh vô nghĩa.

Ở trường Mầm non, ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, giao tiếp với bạn bè, cô giáo. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ được phát triển. Chính vì thế, chúng ta khẳng định rằng: “ Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em”. Trong chương trình chăm sóc - Giáo dục trẻ, cô giáo là người tổ chức cho trẻ tham gia mọi hoạt động để từ đó trẻ có cơ hội được tìm tòi, khám phá, trẻ được trải nghiêm, trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, lịch sử. Đây là những điều kiện tốt nhất để ngôn ngữ trẻ phát triển một cách mạnh mẽ ngay từ tuổi ấu thơ.

Muốn trẻ khỏe mạnh, phát triển hài hòa, cân đối cả về thể chất lần tâm hồn, đòi hỏi người lớn phải chú ý chăm lo, nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ ngay từ khi chúng cất tiếng khóc chào đời. Nếu trẻ được chăm sóc đầy đủ, hợp lý và dạy dỗ chu đáo, đúng đắn trẻ bao giờ cũng trở nên nhanh nhẹn, hồn nhiên, mạnh dạn và hoạt bát, trẻ dễ dàng hòa mình vào cộng đồng và thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh. Tuy nhiên muốn làm được điều đó thì cô giáo phải có lòng kiên trì, có tình thương yêu đối với trẻ và luôn là tấm gương sáng, mẫu mực cho trẻ bắt chước làm theo. Để quá trình giáo dục mang lại hiệu quả cao thì cô giáo cần nghiên cứu, xác định xem cần dạy trẻ những gì và dạy trẻ như thế nào.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 22 trang thuhoai 19/06/2024 1300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_phat_trien_n.doc