Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên Tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày có hiệu quả
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt ở bậc Trung học cơ sở.
Để thực hiện mục tiêu trên thì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày ở các trường Tiểu học là cần thiết. Đặc biệt là ở các trường HS 100% là người dân tộc H.Mông, học sinh chủ yếu là tiếp thu học tập tại trường, về nhà thường không có sự quan tâm của phụ huynh tạo thời gian cho con học, ôn bài. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy và hoạt động 2 buổi/ ngày mà vẫn đảm bảo được phương châm của giáo dục Tiểu học là “ Học nhẹ nhàng- tự nhiên- hứng thú- hiệu quả” ?
Dạy học 2 buổi/ ngày là phương thức bổ sung thêm thời gian cho việc học tập, hoạt động của HS ở trường. Dạy học 2 buổi/ ngày sẽ sử dụng hiệu quả thời gian tăng thêm ở trường để tổ chức các hoạt động giáo dục theo một chương trình, kế hoạch được điều chỉnh và mở rộng. HS tham gia thực hiện phương thức học cả ngày sẽ được học tập, hoạt động cả buổi sáng, buổi chiều tại trường vào các ngày trong tuần.
Dạy học 2 buổi/ ngày là giải pháp tích cực để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở Tiểu học. Học 2 buổi/ ngày nhằm tăng thêm thời lượng học tập và rèn các kĩ năng cho học sinh trên một đơn vị kiến thức đồng thời có thời gian dành cho các hoạt động giáo dục tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển năng khiếu, tránh được tình trạng quá tải trong học tập, làm cho việc dạy học trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn và tránh được tình trạng dạy thêm, học thêm ở Tiểu học.
Trước yêu cầu trên, thầy, cô, những người làm công tác sư phạm phải hiểu và phải tìm kiếm những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em thông qua các hoạt động vừa học- vừa chơi trong ngày do nhà trường tổ chức. Đó chính là sự trăn trở không chỉ của các thầy, cô mà còn là của các nhà quản lý ngành giáo dục, của các bậc phụ huynh và của cả xã hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_tieu_h.doc