Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
Xã hội hiện đại phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ thông tin, biến động về kinh tế, giao thoa về văn hóa, nhiều vấn đề xã hội phức tạp liên tục nảy sinh nay,... đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu trẻ em không có những kiến thức cơ bản cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có kỹ năng để ứng phó, để vượt qua những thách thức, mà hành động theo cảm tính, thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống.
Trẻ em ở lứa tuổi này đã hình thành cho mình phần lớn các thói quen – nếp sống, những cơ sở nền tảng cho việc hình thành nhân cách cho trẻ về sau. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự khẩn thiết của việc rèn luyện - hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bậc mầm non.
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kĩ năng cơ bản cho bản thân. Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những kỹ năng sống phù hợp giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.
"Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tình huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác….Do đó, việc giáo dục kỹ năng cho trẻ là rất cần thiết bởi nó thúc đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc