Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm

Muốn giáo dục tốt học sinh cá biệt phải có sự kết hợp đồng bộ cả ba lực lượng giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hôi. Trên cơ sở đó thúc đầy quá trình tự giáo dục của học sinh.

- Không lý tưởng hóa về học sinh. Không gọi các em là “ học sinh cá biệt” trước tập thể và người khác. ( “Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt yêu thương bạn sẽ không nhìn thấy những nét xấu xa mà bạn sẽ chỉ nhìn thấy toàn những nét đẹp mà thôi” – Danh ngôn).
Đầu tiên, tôi tìm hiểu nguyên nhân, trong cái chung có những cái riêng của từng đối tượng, hoàn cảnh gia đình, năng lực bản thân, ảnh hưởng bạn bè… trên cơ sở coi trọng giáo dục hơn trừng phạt. Tùy theo mặt học lực hay hạnh kiểm mà định hướng cách rèn luyện nhưng từ một mục đích chung là hướng các em vào lối sống tập thể, biết hòa mình và thấy được tình yêu thương của tập thể lớp, đó là cốt lõi đầu tiên để đánh vào tư tưởng suy nghĩ ban đầu của học sinh.

Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.

- Đối với một học sinh không thuộc bài, không làm bài do lười học đưa đến điểm học tập kém: Tôi tổ chức đôi bạn học tốt, nhóm học tốt. Thông thường thì cách này đã có từ lâu, thực hiện ở các lớp nhưng đặc biệt hơn thay vì cho học sinh giỏi kèm và kiểm tra học sinh yếu thì tôi phân nhóm. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, giao trách nhiệm cho chính em học sinh đó làm nhóm trưởng tạm thời. Vai trò này để em cảm thấy có được lòng tin ở người thầy và bản thân phải có trách nhiệm và gương mẫu. Các em kiểm tra lẫn nhau và em đó có nhiệm vụ ghi lại phần nhận xét kiểm tra các bạn trong nhóm. Căn cứ vào kết quả, tôi tuyên dương kịp thời nếu em đó có cố gắng dù nhỏ, tạo cho em có hứng thú trong học tập.

- Đối với một học sinh có cố gắng nhưng mất căn bản về kiến thức cũng đưa đến điểm học tập yếu: Tôi cho học sinh giỏi kèm, hướng dẫn, vạch ra thời gian biểu để học tập theo đôi bạn. Trường hợp có học sinh biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, làm mất trật tự trong giờ học, đánh nhau, tôi thường khuyên dạy bằng những câu chuyện thực tế ở đời giúp các em thấy được những hành vi xấu, không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ở tương lai.

- Đối với học sinh ngỗ nghịch khó dạy: Tôi đưa ra một tình huống thực tế điển hình phù hợp với khả năng học sinh nhằm giáo dục tư tưởng lối sống, buộc học sinh đó phải giải quyết vấn đề, biến sự suy nghĩ đó thành hành động cụ thể gắn liền với tình thương yêu gần gũi với lớp học. Việc hạ hạnh kiểm học sinh đối với tôi chỉ là thứ yếu, cốt lõi là phải làm được việc giáo dục học sinh biết nhận thức để khi bước vào môi trường THCS, các em cảm thấy mình tự tin hơn.

- Năm học 2013-2014, trường hợp một học sinh có hoàn cảnh gia đình đáng thương, cha mẹ ly dị nhau, tình cảm của em đó bị tổn thương ảnh hưởng đến chất lượng học tập hậu quả là em học yếu các môn, dẫn đến tình trạng chán học, trốn học. Tôi liên hệ và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tôi thường dành nhiều thời gian để gần gũi với em như một người mẹ, giúp em thấy được ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm thầy cô và bạn bè ở trường, tạo cho em thấy được khi đến trường là một niềm vui.

- Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá biệt. Đây là việc làm mang tính hai mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất. ( Cho HS cơ hội “ tìm được sức mạnh cả trong chính sự khiếm khuyết của mình”)

- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để học sinh cá biệt tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ hội tự thể hiện mình. Những học sinh trầm cảm, tự tin sẽ mạnh dạn, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện ( Tổ chức chuyên đề ngoại khoá, rèn luyện kỹ năng sống, . . .)

- Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ (để các em thấy được sự quan tâm của bạn bè xung quanh) dưới mọi hình thức như: thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến, . . . ( “Sức mạnh mãnh liệt nhất, phi thường nhất trên thế gian này chính là sức mạnh của tình yêu” và sự cảm thông là chìa khóa để mở cửa trái tim người khác)

- Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình. Giáo viên chủ nhiệm bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý, có tình cho học sinh thấy được ưu điểm để phát huy, thấy mức độ nguy hại của khuyết điểm để sữa chữa. Giáo viên thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức. Cho các em một điểm tựa niềm tin. Đối xử với các em bằng sự bao dung của người cha, sự nhân từ của người mẹ, sự cảm thông của người anh người chị và sự thân thiết của người bạn. ( “ Trong tất cả sự chia sẻ thì sự chia sẻ tinh thần là quý giá nhất”)

- Giáo viên chủ nhiệm có thể lấy tấm gương tốt trong tập thể, hoặc chính một học sinh cá biệt đã tiến bộ để cảm hoá học sinh cá biệt.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 11 trang thuhoai 27/04/2025 120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.doc