Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, chúng ta muốn xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN” và một “Xã hội công dân” đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Song hệ thống pháp luật đó có đến được với mọi tầng lớp nhân dân để họ có ý thức thực hiện và chấp hành pháp luật lại phụ thuộc vào công tác phổ biến , tuyên truyền giáo dục pháp luật của Đảng, nhà nước.

Bằng nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, Bộ Giáo dục đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông những bài học nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh. Để đạt được mục tiêu giáo dục về công tác này ngày càng tốt hơn Đảng, nhà nước từ TW đến các tỉnh, các huyện, từ Bộ giáo dục đến các cơ sở giáo dục luôn chỉ đạo cho các cấp học, ngành học “Tăng cường giáo dục pháp luật” cho học sinh. Các trường THPT cũng nằm trong sự chỉ đạo tăng cường đó. Mặt khác Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi trọng “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Sự nghiệp “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề và vô cùng quan trọng cho Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, đặc biệt là các trường THPT trong thời kỳ đổi mới. Đối với các trường THPT vấn đề chất lượng giáo dục toàn diện phải được đặt lên hàng đầu đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất” để đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu được trong bồi dưỡng giáo dục cũng như trong giáo dục toàn diện, trong đó đạo đức là yếu tố gốc. Nhất là trong thời kỳ mở cửa, hội nhập hiện nay tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội, tình trạng bạo lực học đường đã xâm nhập rất mạnh vào giới trẻ ở các trường THPT. Vì vậy mà bên cạnh những biện pháp đẩy mạnh nâng cao về chất lượng văn hoá thì không thể xem nhẹ các biện pháp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh bởi nâng cao được nhận thức, ý thức chấp hành Pháp luật của học sinh lại chính là những tiêu chí của việc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh.

Trường THPT số 4 Văn Bàn đã và đang là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh của 5 xã phía Đông Nam huyện Văn Bàn. Sau 7 năm thành lập, nhà trường đã không ngừng phát triển cả về quy mô trường lớp( từ 4 lớp phát triển lên 15 lớp) và chất lượng giáo dục, đội ngũ CB, GV, NV ngày càng tăng và ổn định. Năm học 2013 – 2014 trường THPT số 4 Văn Bàn có 15 lớp với 532 học sinh, trong đó khối 10 có 5 lớp, khối 11 có 5 lớp, khối 12 có 5 lớp. Trong các năm học qua nhà trường đã đạt được một số thành tích: tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiềm yếu, Tb giảm rõ rệt, nhà trường được giám đốc sở khen thưởng về đứng đầu khối thi đua, trường được công nhận là trường LĐTT.

Trường THPT số 4 Văn Bàn đang từng bước xây dựng nhà trường về mọi mặt và luôn hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lí, hoạt động chuyên môn và giáo dục toàn diện cho học sinh, tổ chức các phong trào thi đua. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đang được nâng lên. Vấn đề đặt ra cho thầy và trò nhà trường là phải giữ vững và phát huy thành quả ấy, phải giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy mà công tác giáo dục đạo đức học sinh, tăng cường PBGDPL là quan trọng, là không thể sao nhãng.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trang 10

Trang 10

doc 10 trang thuhoai 21/04/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_tang_cuong_ph.doc
  • docBìa.doc
  • docDanh mục tài liệu kham khảo.doc
  • docĐơn và bảng tóm tắt.doc
  • docMục lục.doc