Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động và có sức mạnh vô cùng to lớn thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần đến ngôn ngữ. Đặc biệt âm nhạc có khả năng tác động đến con người ngay từ thuở còn nằm nôi nghe tiếng hát ru của mẹ. Những phản ứng xúc cảm từ rất sớm, những biểu hiện sinh động của trẻ khi nghe thấy nhạc âm đã khẳng định rằng cho trẻ làm quen với âm nhạc từ những tháng tuổi đầu tiên sẽ là phương tiện tích cực trong việc giáo dục trẻ em ở nhiều mặt như thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất...
Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đưa vào ý thức của trẻ mối quan hệ thẩm mỹ với thế giới, với nghệ thuật một cách sâu sắc dề dàng. Đó là sự hình thành mối quan hệ giữa trẻ với âm nhạc nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm thụ, hiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay cái dở, biết hoạt động độc lập và sáng tạo khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau.
Trong khi tác động đến tình cảm, âm nhạc cũng đồng thời hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức. Âm nhạc trong trường mầm non có ảnh hưởng tốt đến văn hóa trong hành vi của trẻ. Trong khi cùng hát, cùng múa, cùng chơi trò chơi âm nhạc với cùng những xúc cảm giữa trẻ cùng xuất hiện sự cảm thông quan tâm đến nhau, trẻ biết kiềm chế biết điều khiển vận động để cùng các bạn thể hiện bài hát, điệu múa. Âm nhạc giáo dục ở trẻ ý chí, tính tổ chức, sự kiên trì. Niềm vui phấn khởi khi biểu diễn các bài hát điệu múa thú vị trước các trò chơi, âm nhạc còn động viên những trẻ nhút nhát thiếu tự tin thêm mạnh dạn hòa nhập với các bạn trong mọi hoạt động.
Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát và nhạy bén khi trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm nhạc, ghi nhớ đặc điểm tính chất tượng hình âm nhạc. Các dạng hoạt động âm nhạc trong trường mầm non thông qua các bài tập ngày một khó dần, phức tạp hơn đòi hỏi trẻ phải tích cực tư duy, phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo. Luyện tập thường xuyên để phân biệt các chi tiết âm nhạc là cơ sở ban đầu tạo cho trẻ có khả năng tiếp cận với tác phẩm âm nhạc phân biệt được câu nhạc, đoạn nhạc, thể loại âm nhạc của tác phẩm .... từ đó tai nghe âm nhạc của trẻ được dần dần phát triển. Tính chất đa dạng của hoạt động âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi của nhịp tim, sự trao đổi máu, hô hấp, giãn nở cơ.... Vận động theo nhịp điệu âm nhạc giúp trẻ phối hợp các động tác chân tay, đi lại vững vàng, tất cả các vận động toàn thân trở nên chính xác nhịp nhàng hơn. Hoạt động hát gắn với sự phát triển cơ thể trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, làm cho giọng nói giọng hát của trẻ trở lên ổn định dần, tạo điều kiện rèn luyện phối hợp giữa nghe và hát. Tư thế hát đúng sẽ giúp trẻ điều hòa hoạt động hô hấp, trẻ thở được sâu hơn, đồng thời cũng tạo cho trẻ có dáng dấp uyển chuyển, phong thái đẹp và tao nhã.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc
BC TOM TAT HIEU QUA.doc
Bìa.doc
DON DE NGHI CONG NHAN.doc
MUC LUC.doc