Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn

Lịch sử có văn hoá, văn hoá gắn liền với các sự kiện lịch sử, trong các sự kiện lịch sử thường xuất hiện các nhân vật lịch sử. Ngày trước, khi vô tuyến truyền hình, phim truyện chưa nhiều như bây giờ thì các tích truyện, nhân vật lịch sử trong các triều đại phong kiến, những nhà cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chồng Pháp và chống Mỹ được đông đảo mọi người biết đến từ chính những bộ phim, vở kịch, chèo, cải lương ít ỏi đó. Nhưng ngày nay công chúng hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, điều này phải chăng dân chúng không yêu sử dân tộc nữa? Không đúng bởi đông đảo mọi người vẫn yêu lịch sử dân tộc với những bản hùng ca dựng nước và giữ nước, nhưng cái khó ở đây là nếu trước kia tuồng, chèo, phim ảnh, đến với công chúng vừa ít lại phần nhiều là theo các tích cổ truyền thống, do vậy kiến thức về lịch sử của họ nhiều hơn, còn ngày nay nguồn thông tin đa chiều, trong khi đó các tác phẩm nghệ thuật lấy đề tài lịch sử lại không thành công, không lôi cuốn được người xem đến với mình, từ đó dẫn tới một chỗ trống qua kênh thông tin đó.
Và có lẽ điểm thi môn Lịch sử của học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua quá thấp, đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm giáo dục. Có nhiều ý kiến đổ lỗi do chương trình, sách giáo khoa lịch sử
chưa được hoàn chỉnh. Sách còn đề cập tới quá nhiều vấn đề nhưng thời gian trong một tiết học 45 phút không đủ để truyền tải... và những kiến thức trong sách giáo khoa được xem là phần cứng của giáo trình, giáo viên không được tùy tiện sửa đổi, điều này cũng khiến giáo viên thụ động hoàn toàn khi lên lớp.

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở bậc phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế hiện nay cho thấy, giáo viên ở bậc học phổ thông hầu hết đã được đào tạo chuẩn đại học, nhưng tâm huyết với quá trình giảng dạy
và sự đầu tư cho bộ môn như thế nào là điều cần phải xét lại. Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn Lịch sử của giáo viên đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, do thời gian, điều kiện và cũng là yêu
cầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt lại cho học sinh những nội dung cơ bản của sách là đủ.
Một trong những nguyên nhân của việc dạy và học Lịch sử kém hiệu quả nữa là học sinh không ham mê môn học này là do việc học của học sinh lâu nay là học chay và dạy chay. Chỉ đơn cử như việc cho học sinh xem phim về lịch sử cũng là rất hạn chế chứ chưa nói đến việc đi thực tế các địa danh lịch sử. Lên lớp giáo viên cũng khuyến khích học sinh đối thoại, nhưng tư liệu tham khảo thì lại quá thiếu, thế nên dù muốn, học sinh cũng khó có thể tìm đọc và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. Bên cạnh đó, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi lịch sử là môn phụ nên rất xem thường.

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang thuhoai 16/12/2024 60
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_ke_chuyen_nhan_vat_lich_su_q.pdf