Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại
Kịch tồn tại song song với hai thể loại văn học khác là tự sự và trữ tình. Nghĩa là kịch bản văn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ. Nó giống như có hai cộc sống. Là vở diễn sân khấu, nó sống với công chúng khán giả. Là tác phẩm văn học, nó sốn với công chúng độc giả. Dĩ nhiên, không phải ngay từ đầu, kịch bản đã có đời sống văn học độc lập với đời sống sân khấu. Trải qua một thời gian dài, kịch bản mới tham gia vào đại gia đình văn học nghệ thuật. Hiện nay, nhiều khi người ta coi trọng phẩm chất văn học của kịch bản hơn cả phẩm chất sân khái của nó. Tuy nhiên, về nguyên tắc, không có sự đối lập giữa “kịch để diễn” và “kịch để đọc”. Sân khấu vẫn là mảnh đất sinh sống phù hợp nhất của tất cả các thể loại kịch bản. Cho nên, có thể bàn về đặc trưng của kịch bản như một thể loại văn học, nhưng muốn xác định đặc trưng thể loại của kịch bản văn học lại phải tính đến sự chi phối của nghệ thuật sân khấu.
Kịch được coi là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, vừa thuộc về sân khấu vừa thuộc về văn học. Để đến được với công chúng trong tư cách một vở diễn, kịch đòi hỏi sự tham gia của nhiều người : đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật, nhạc công, người phụ trách ánh sáng, âm thanh. Trong tư cách là một tác phẩm văn học, kịch tồn tại dưới dạng kịch bản văn học, độc giả có thể cảm thụ bằng việc đọc.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_tiep_can_tac_pham_kich_theo_dac.doc