Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tin THCS
Tin học là một môn học mang tính trực quan và kỹ năng thực hành ở hầu hết các khối học 6, 7, 8, 9. Qua khung phân phối chương trình ở trên ta có thể nhận thấy, mục tiêu về kiến thức mà học sinh cần phải đạt được là rất nhiều; đặc biệt đối với khối 7 (học về Chương trình bảng tính Excel), khối 8 (học về Ngôn ngữ lập trình Pascal) đòi hỏi học sinh phải có tính tư duy và giải thuật để giải quyết bài toán (hay nói cách khác thì đòi hỏi giáo viên cần phải nắm rõ một số phương pháp giải bài toán trong môn toán học) thì mới có thể truyền đạt đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả cho học sinh, tránh sự mập mờ sẽ làm cho học sinh không hiểu hoặc hiểu một cách mơ hồ sẽ dẫn đến lối mòn kiến thức cho học sinh. Trong khi đó đa số học sinh là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa nói và viết thành thạo tiếng phổ thông, vì thế việc hiểu khái niệm về tập tin, thư mục (khối 6); khái niệm chương trình bảng tính (khối 7); khái niệm: “thuật toán” (khối 8); khái niệm “mạng máy tinh, mạng Internet”, … (khối 9) còn chậm so với các bạn khác, và gặp nhiều khó khăn để giải quyết vấn đề vì khả năng tư duy của các em còn hạn chế.
Ngoài ra, đa phần các em học sinh DTTS học không tốt môn tiếng anh; trong khi đó hầu hết các phần mềm ứng dụng, các công cụ và thao tác trên máy tính đều được hướng dẫn bằng tiếng anh, do đó việc ghi nhớ chức năng, ý nghĩa của các nút lệnh trên các phần mềm là rất khó.
Hoàn cảnh gia đình của các em còn rất khó khăn, vất vả đo đó không thể trang bị máy tính ở nhà để các em thực hành, rèn luyện; đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm các em không sử dụng thành thạo máy vi tính.
Mặt trái của thời đại công nghệ thông tin đã tác động phần nào đến các em làm cho các em học sinh dễ sa vào một số tệ nạn ảnh hưởng đến quá trình học tập như: đam mê game, mạng xã hội facebook, zing me, …
Một phần nữa các em chưa thực sự ham thích bộ môn, do hạn chế về lý thuyết và chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa của bộ môn này.
Qua quá trình giảng dạy bộ môn tin học từ những năm 2006 - 2007 tôi nhận thấy rằng: đa số các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số có điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ thấp hơn so với các bạn học sinh khác vì các lý do:
Học sinh DTTS thường chưa mạnh dạn, thiếu tự tin trong việc giao tiếp với giáo viên, bạn bè khác trong lớp dẫn đến các em ngại trao đổi bài học với các bạn, giáo viên dù có những nội dung các em chưa hiểu hay thao tác không được, các em không giám ý kiến.
Tư duy thông qua trực quan - hình ảnh tốt, tư duy trừu tượng - logic còn hạn chế; trong khi đó sách giáo khoa có những nội dung khá xa lạ với học sinh, chưa phù hợp với đời sống, văn hóa của các em.
Tư duy về toán học ở các em học sinh DTTS còn thụ động, chính vì thế các em tiếp thu và xây dựng bài còn chưa nhiều, dẫn đến các em không thể ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức, càng lâu dài dẫn đến các em bị hỏng kiến thức và tụt phía sau so với các bạn khác.
Hoàn cảnh kinh tế của gia đình các em không có đủ điều kiện để mua sách, tài liệu, và máy tính để có thể tìm tòi, học hỏi mà chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính thụ động, sử dụng máy tính còn chậm chạp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_cac_em_hoc_sinh_dan_toc.docx