Sáng kiến kinh nghiệm Đọc - Hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12
Đọc hiểu văn chương hiện nay đang trở thành một trong những trọng tâm của chương trình SGK Ngữ văn. Trên cơ sở lấy “Quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy, phần đọc- hiểu văn bản được đưa vào thay thế cho phần “giảng văn” quen thuộc và trở thành đầu mối của vấn đề tích hợp Ngữ văn cũng như đối với việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Hạt nhân của vấn đề đọc- hiểu văn chương chính là nhấn mạnh đề cao hoạt động học văn tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có thể nói đây là hoạt động duy nhất mà người đọc có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn chương “sống cùng” với nó để cảm nhận, thưởng thức và lý giải những giá trị sáng tạo thẩm mĩ độc đáo. Mục đích của việc dạy học văn chính là dạy cách đọc cho người học, đọc để hiểu được văn chương và trưởng thành từng ngày dưới tác động lành mạnh của tác phẩm văn chương.
Cấu trúc nội dung SGK được sắp xếp theo thể loại và các thời kì văn học đã làm nổi bật vai trò và đặc trưng thể loại. Chính vì vậy, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một hướng đi có nhiều ưu thế để rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích, lí giải và đánh giá tác phẩm một cách hợp lí và sáng tạo.
Trong phân phối chương trình thì tác phẩm tự sự là kiểu văn bản chính, số lượng lớn, chiếm vị trí quan trọng và thuộc loại văn bản đồ sộ. Bởi tự sự là một loại tác phẩm tái hiện trực tiếp mọi mặt đời sống xã hội, con người nên đây là loại văn bản khó đọc, khó tổng hợp nắm bắt... Vậy phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm tự sự và cảm thụ nó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Đó là khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Trong lộ trình đổi mới thì các tác phẩm văn học sau 1975 đã được đưa vào khá nhiều trong chương trình như: Nguyễn Minh Châu với “Chiếc thuyền ngoài xa”, Ma Văn Kháng với “Mùa lá rụng trong vườn”, Nguyễn Khải với “Một người Hà Nội”, Hoàng Phủ Ngọc Tường với “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Thanh Thảo với “Đàn ghi-ta của Lor-ca”....Chiếm số lượng lớn hơn vẫn là những tác phẩm tự sự. Và trong xu thế đổi mới, phát triển thì những tác phẩm của văn học sau 1975 chắc chắn sẽ còn được lựa chọn và đưa nhiều hơn vào chương trình. Bởi đây là những tác phẩm gần gũi với đời sống hiện tại của học sinh.
Là một giáo viên dạy văn, chúng ta hiểu rằng dạy các truyện ngắn sau 1975 thì phải dựa vào các đặc trưng của thể loại tự sự hiện đại. Bởi nắm vững đặc trưng thể loại là nắm vững một công cụ, một phương tiện để khám phá tác phẩm. Biết vận dụng những lý thuyết đó vào việc hướng dẫn học sinh đọc- hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 càng khắc sâu, khẳng định hơn nữa thành tựu nghiên cứu về thể loại tự sự và khoa học phương pháp.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Đọc-hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12”.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doc_hieu_tac_pham_tu_su_viet_nam_hien.doc
Báo cáo hiệu quả.doc
Đơn yêu cầu.doc