Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém trường THPT số 2 Bát Xát
Trường THPT số 2 Bát Xát được thành lập từ năm 2005 và bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2006-2007. Học sinh vào học tại trường chủ yếu là người dân tộc thiểu số (trên 80 %) đến từ 17 xã vùng cao của huyện Bát Xát. Đa số học sinh ở các xã, thôn bản cách xa trường hàng chục cây số, thậm chí có những xã như Y Tý, Ngải Thầu cách trường hơn 80 cây số, cho nên có tới 75% học sinh của nhà trường phải trọ học xa nhà. Do gia đình ở xa, điều kiện kinh tế khó khăn nên việc giám sát, đôn đốc việc học tập của học sinh gần như không có, phụ huynh phó mặc cho nhà trường.
Với đặc thù học sinh vùng cao, đa số là người dân tộc thiểu số nên chất lượng học sinh đầu vào rất thấp (nhiều năm liền nhà trường tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, có những năm thi tuyển nhưng vẫn tuyển sinh cả những em bị 3 điểm 0). Chính vì thế bài toán nâng cao chất lượng học tập cho học sinh đại trà là một vấn đề cấp bách đặt ra cho nhà trường. Một nhà trường muốn phát triển bền vững, muốn thu hút được học sinh vào học không có cách nào khác là phải nâng cao chất lượng học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập của học sinh đại trà có vai trò rất quan trọng đối với các nhà trường nói chung và đối với trường THPT số 2 Bát Xát nói riêng.
Xuất phát từ những nhận thức trên tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém trường THPT số 2 Bát Xát” với mục đích đúc rút kinh nghiệm nhằm trao đổi, học hỏi để tìm ra những biện pháp hay hiệu quả có thể áp dụng phù hợp với các trường có điều kiện tương đồng với trường THPT số 2 Bát Xát.

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
mot_so_bien_phap_quan_ly_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_hoc_sin.doc
bao cao toam tat hieu qua SKKN.doc