Mô tả Sáng kiến Một số biện pháp kĩ thuật ôn tập hiệu quả thi trắc nghiệm phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 ở trường Trung học phổ thông Trung An năm 2017-2018
Lịch sử nói chung và giáo dục môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nói riêng giữ một vai trò vô cùng quan trọng, môn Lịch sử không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc, phát triển tưu duy cho học sinh mà còn góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của các thế hệ trẻ Việt Nam.
Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.... nhất là trong năm 2017 Bộ giáo dục quyết định chuyển hình thức thi từ tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan cho hầu hết các môn học, trong đó có môn Lịch sử. Theo chủ trương chung của Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thì năm học 2018 hình thức thi không thay đổi môn Lịch sử vẫn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan nội dung thi năm 2018 bao gồm chương trình lớp 12 và cả lớp 11, nhưng tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12.
Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách giáo khoa, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thành tốt bài thi, việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan vào môn Lịch sử, có thể sẽ giúp cho học sinh có điểm cao hơn, do chỉ cần nhớ ý chính của câu hỏi, nhìn vào câu trả lời gợi ý là học sinh sẽ có thể biết được đâu là câu trả lời chính xác. Do vậy năm học 2017 – 2018 trường Trung học phổ thông Trung An có tới 234/348 em học sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội trong đó có bộ môn Lịch sử chiếm tỉ lệ 67,2% tổng số học sinh khối 12 của trường. Tuy nhiên đa số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng, “học vẹt”, không nắm sâu được kiến thức vì thế sẽ mau quên kiến thức cũ. Đa số các em chọn bài thi Khoa học Xã hội chỉ để xét tốt nghiệp nên học lực chủ yếu ở mức trung bình, mà bài thi trắc nghiệm đòi hỏi các em phải chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa, chia từng thời kỳ ra để học và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện và hiểu nó chứ không chỉ thuộc lòng một cách máy móc theo sách giáo khoa. Số học sinh đăng ký thi môn Lịch sử phần lớn có học lực trung bình, yếu vì vậy khả năng tư duy tiếp thu kiến thức trong học tập môn Lịch sử còn nhiều hạn chế từ đó dẫn đến kết quả tỉ lệ điểm trên trung bình (>5) của khối 12 trong làm bài kiểm tra giữa học kì I của trường không cao chỉ đạt 53,4%. Với kết quả này chưa tưng xứng với công sức giảng dạy và học tập vất vả của các em học sinh.
Từ thực tế học sinh học tập bộ môn Lịch sử chưa đạt hiệu quả ở trường Trung học phổ thông Trung An, đồng thời với sự thay đổi về nội dung chương trình, về hình thức thi, kiểm tra, đánh giá của môn Lịch sử. Từ đó đặt ra yêu cầu cho các giáo viên giảng dạy, ôn tập môn Lịch sử phải có phương pháp giảng dạy, ôn tập môn Lịch sử một cách có hiệu quả nhất nhằm giúp học sinh có thể nắm vững kiến thức của toàn bộ chương trình lịch sử của lớp 12 và cả lớp 11, đặc biệt nhất là phần lịch sử Việt Nam trong các giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1975 do đây là phần có nội dung kiến thức với rất nhiều các sự kiện, chủ trương, sách lược của Đảng, các Hội nghị, các Đại hội, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng tháng Tám 1945, của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)….Vì vậy khi giảng dạy, ôn tập môn Lịch sử trong các giai đoạn này giáo viên cần giúp các em tiếp thu nắm vững kiến thức để các em không bị nhầm lẫn giữa các sự kiện của các các giai đoạn lịch sử với nhau, bên cạch đó cần trang bị cho các em kĩ năng để các em vận dụng một cách tốt nhất kiến thức đã học để giải quyết các dạng câu hỏi có trong đề thi trắc nghiệm, để khi làm bài các em sẽ đạt kết quả tốt nhất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
File đính kèm:
- mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_ki_thuat_on_tap_hieu_qua_th.docx