Chuyên đề Nghị luận văn học
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1, Khái niệm: Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
2, Đặc điểm
- Với dạng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường có các cách ra đề với những đặc điểm như sau:
+ Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ: Người ra đề ra thường lựa chọn những khía cạnh nổi bật của bài thơ.
VD: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu
+ Dạng bài phân tích một đoạn thơ: Người ra đề sẽ lựa chọn một đoạn thơ đặc sắc nhất trong một bài thơ.
VD: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “ Sang thu”( Hữu Thỉnh) để thấy được một tâm hồn đặc biệt tinh tế khi trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
+ Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ: Hình ảnh được lựa chọn phải giàu ý nghĩa biểu tượng.
VD: Ba câu kết trong bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu với hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu phân tích hình ảnh đặc sắc đó.
+ Đối với dạng đề so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ. Hai ngữ liệu được lựa chọn phải có nét tương đồng.
VD: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Thạn Hải có viết:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Có những điểm gặp gỡ trong tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu trong bài Một khúc ca xuân:
Nếu là con chim , chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?
Em hãy so sánh hai khổ thơ trên để thấy được điểm gặp gỡ của hai nhà thơ.
3, Dàn ý chung
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- chuyen_de_nghi_luan_van_hoc.doc